Đau vú – Những điều bạn chưa biết

Đau nhức vú là hiện tượng có thể gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bài viết này sẽ giúp cung cấp cho bạn một số hiểu biết mà có thể bạn chưa biết về hiện tượng đau nhức vú này.

Hiện tượng đau nhức vú ở phái nữ

Đau vú là hiện tượng người bệnh cảm thấy đau nhức ở khối vú, cơn đau này thường được mô tả với các cường độ khác nhau, từ ngứa ran nhẹ đến đau rát, đau nhói, đau như đâm hay đau âm ỉ, nặng nề. Một số phụ nữ còn có thể bị căng tức vú hoặc ngực của họ có thể căng hơn bình thường. Đau vú để gọi khi hiện tượng xảy ra ở khối vú, riêng biệt không liên quan tới lồng ngực như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Đau vú được chia ra làm hai dạng là:

  • Đau vú theo chu kì. Là cơn đau vú xảy ra hàng tháng và có liên quan tới chu kì kinh nguyệt, có thể dự đoán được.
  • Đau vú không theo chu kì. Là cơn đau vú không liên quan tới chu kì kinh nguyệt, không thể dự đoán thời gian xảy ra cơn đau.

Trong đó, bị đau vú không theo chu kỳ ít phổ biến hơn nhiều so với đau nhức vú theo chu kỳ và nguyên nhân của nó có thể khó xác định hơn.

Hiện tượng đau nhức vú có thể xảy ra ở phụ nữ mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Theo ước tính, đau vú có thể thấy ở khoảng 70% phụ nữ trẻ.

Đau vú là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ (Ảnh minh họa)

Vì sao bạn bị đau vú?

Hiện tượng vú bị đau thường xuất hiện do các nguyên nhân chính sau đây:

Đau nhức vú do viêm

Khi các mô vú bị viêm, hiện tượng đau vú thường xuất hiện như là một biểu hiện của viêm thực thể. Song song với đó, người bệnh có thể gặp các triệu chứng bên ngoài khác như vú sưng tấy, da vú đỏ, cơ thể phát sốt.

Đau nhức vú do viêm thường xảy ra ở phụ nữ đang cho con bú, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở cả những phụ nữ không cho con bú.

Đau vú do viêm là đau vú không theo chu kì.

Đau nhức vú do khối u

Khối u trong vú hình thành khi các tế bào vú tăng sinh, phát triển vượt ra khỏi ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Có nhiều loại u vú khác nhau, như: u xơ vú, u nang vú, u mỡ, u nhú, u diệp thể, u vú ác tính (ung thư vú),… Trong đó, hiện tượng đau vú xảy ra thường do khối u xơ, u nhú, u diệp thể, u nang.

Đau nhức vú do khối u thường xảy ra theo chu kì.

Đau nhức vú do khối u là một trong những nguyên nhân phổ biến (Ảnh minh họa)

Đau nhức vú do va chạm, chấn thương

Như bất kì bộ phận nào trên cơ thể, ngực cũng có thể bị chấn thương. Chấn thương ngực thường xảy ra do tai nạn xe, chơi thể thao hay do phẫu thuật ngực. Khi bị thương, bạn có thể cảm thấy ngực đau nhói và kéo dài trong vài ngày tới vài tuần.

Nguyên nhân gây va chạm là nguyên nhân gây đau nhức vú lành tính nhất và hiện tượng này cũng dễ khỏi sau dưới 1 tuần.

Các nguyên nhân khác

  • Sử dụng một số loại thuốc. Một số loại thuốc như thuốc điều chỉnh hormone, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh hay thuốc điều trị bệnh tim đều có thể góp phần gây đau vú.
  • Mặc áo ngực không đúng kích cỡ. Việc mặc áo ngực quá chật sẽ chèn ép vú và các mô xung quanh, dẫn đến tình trạng đau nhức vú.
  • Hút thuốc. Hút thuốc được biết là làm tăng nồng độ epinephrine trong mô vú. Điều này có thể gây ra tình trạng đau vú.
  • Cho con bú không đúng cách. Nếu em bé của bạn không ngậm được núm vú đúng cách, bạn có thể sẽ bị đau vú. Các dấu hiệu cho thấy bé ngậm ti không đúng cách bao gồm nứt núm vú và đau nhức núm vú.
  • Kích thước vú. Phụ nữ có bộ ngực to và nặng có thể bị đau vú do dây chằng và mô vú bị kéo căng. Điều này không chỉ gây đau ở ngực, mà còn ở lưng, cổ và vai của bạn.
Em bé ngậm ti không đúng cách cũng có thể khiến mẹ bị đau vú (Ảnh minh họa)

Đau rát vú có nguy hiểm không?

Đau vú là một tình trạng phổ biến, thường không gây hại hay nguy hiểm.

Nhiều phụ nữ lo lắng rằng đau vú có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Nhưng đau vú thường KHÔNG phải là một triệu chứng của ung thư vú.

Mặc dù đau vú thường là lành tính nhưng nhiều phụ nữ vẫn cảm thấy lo lắng về tình trạng của mình, đặc biệt là khi không xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau hoặc không thể đưa ra gợi ý về các cách giảm đau. Một số phụ nữ thì cảm thấy tình trạng đau nhức vú làm ảnh hưởng tới cách họ cảm nhận về bản thân, tình dục, các mối quan hệ hoặc công việc. Sống chung với chứng đau vú có thể đặc biệt khó khăn vì không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi nói chuyện cởi mở về ngực.

Cảm giác như thế này là một điều dễ hiểu. Nếu tình trạng đau nhức vú có tác động tiêu cực đến cuộc sống của bạn hoặc nếu bạn vẫn còn lo lắng, bạn hãy tìm cách chia sẻ cảm xúc của mình với những người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Hãy cố gắng vượt qua những ngại ngùng để chia sẻ. Bạn cũng có thể nói chuyện thêm với bác sĩ chuyên khoa về những vấn đề mà bạn lo lắng.

Tìm hiểu chi tiết tại: Vú bị đau có phải là hiện tượng đáng lo?

Đau vú thường không gây hại hay nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Đau vú thường không phải điều trị gì, nhưng nếu bạn nhận thấy cơn đau của mình không thuyên giảm và có một trong những dấu hiệu sau, hãy đi khám càng sớm càng tốt:

  • Một hoặc cả hai vú thay đổi về kích thước hoặc hình dạng.
  • Có dịch tiết ra từ một trong hai núm vú.
  • Có phát ban xung quanh núm vú.
  • Có vết lõm trên da của vú.
  • Có khối u hoặc sưng tấy ở một bên nách
  • Bị đau ở nách hoặc vú mà không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Nhận thấy sự thay đổi về hình dáng của núm vú.
  • Có một vùng mô dày lên.
  • Đau vú trở nên tồi tệ hơn
  • Đau vú gây suy nhược, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
  • .v.v.

Điều trị đau vú

Để điều trị đau vú hiệu quả, cần phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Đau vú theo chu kì thường khó điều trị hơn đau vú không theo chu kì.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau vú.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm phần nào tình trạng đau vú, chúng thường gồm:

  • Ăn một chế độ ăn uống ít chất béo.
  • Hạn chế caffein và rượu.
  • Tăng cường lượng chất xơ.
  • Mặc áo ngực vừa vặn, nâng đỡ tốt vào ban ngày. Sử dụng áo ngực thể thao khi vận động thể chất. Dùng áo ngực mềm vào ban đêm.
  • .v.v.
Hãy lựa chọn các áo ngực vừa vặn, nâng đỡ tốt (Ảnh minh họa)

Dùng dầu hoa anh thảo hoặc dầu hoa hướng dương

Có bằng chứng cho thấy, nếu bổ sung một lượng nhỏ axit béo thiết yếu gọi là GLA thì nó thể giúp hạn chế các cơn đau vú theo chu kỳ. Vì thế, bác sĩ có thể đề nghị bạn thử sử dầu hoa anh thảo hoặc dầu hoa hướng dương – là những loại dầu có chứa GLA. Bác sĩ sẽ cho bạn biết phải dùng bao nhiêu và trong bao lâu.

Dầu hoa anh thảo thường không gây ra tác dụng phụ, nhưng một số người có thể cảm thấy buồn nôn, đau bụng hoặc đau đầu khi dùng chúng.

Giữ tinh thần thư giãn, thoải mái

Một số phụ nữ nhận thấy rằng các liệu pháp thư giãn giúp ích khá nhiều trong việc giảm các triệu chứng đau vú theo chu kì. Các liệu pháp này gồm: châm cứu, liệu pháp hương thơm, thiền, yoga,…

Thay đổi thuốc

Nếu bạn bị đau ngực do sử dụng thuốc, bạn nên nói với bác sĩ để đổi sang một loại thuốc khác hoặc hình thức điều trị khác phù hợp hơn.

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen hoặc thuốc giảm đau paracetamol, có thể giúp giảm đau vú, đặc biệt là đau không theo chu kỳ. Thuốc có thể được dùng theo đường uống hoặc được thoa trực tiếp lên vùng ngực bị đau.

Trước khi sử dụng loại giảm đau này, bạn cần lời khuyên từ bác sĩ về liều lượng chính xác, thời gian sử dụng và các tác dụng phụ có thể xảy ra, đặc biệt nếu bạn bị hen suyễn, loét dạ dày hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thận của bạn.

Một số loại thuốc giảm đau mang lại hiệu quả trong việc làm giảm đau vú không theo chu kì (Ảnh minh họa)

Thuốc ức chế hormone

Nếu cơn đau vú của bạn nghiêm trọng, kéo dài và không cải thiện với bất kỳ phương pháp điều trị nào, bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn dùng thuốc ức chế hormone. Các loại thuốc trong nhóm này thường được sử dụng để điều trị đau vú là: danazol, tamoxifen.

Những loại thuốc này có tác dụng phụ, vì vậy bạn sẽ chỉ được khuyến cáo sau khi đã cùng bác sĩ thảo luận về lợi ích và rủi ro có thể xảy ra.

Sử dụng Nhũ Đan

Nếu bạn bị đau vú do u xơ vú hoặc u nang vú, bạn có thể cân nhắc để sử dụng thêm sản phẩm Nhũ Đan. Với thành phần chính gồm Chaster berry nhập khẩu chính hãng từ châu Âu cùng cao Bồ công anh, DIM, MSM, cao Khổ sâm bắc, Nhũ Đan mang lại công dụng:

  • Hỗ trợ làm chậm sự phát triển của u xơ tuyến vú.
  • Giúp làm giảm nguy cơ hình thành u xơ lành tính tuyến vú.

Nhũ Đan là sản phẩm kế thừa từ công trình nghiên cứu của TS.BS Hoàng Xuân Ba – một chuyên gia hàng đầu về ung thư không chỉ ở Việt Nam mà còn cả Hoa Kỳ.

Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm.

Ngoài ra, để khẳng định chất lượng và thương hiệu, hiện nay Nhũ Đan đang triển khai chương trình “Hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng, khối u không giảm kích thước”. Để tìm hiểu và đăng kí tham gia, bạn tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.

Để mua Nhũ Đan, bạn có thể xem TẠI ĐÂY

Phẫu thuật

Đau vú thường hiếm khi phải phẫu thuật. Trừ khi, các cơn đau vú của bạn xuất phát từ các khối u vú và các khối u này ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của bạn, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu hay gây mất thẩm mỹ.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau, nhưng nhìn chung mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ khối u ra khỏi vú để làm giảm các triệu chứng.

Kết luận

Đau vú là một triệu chứng thường gặp ở phái nữ, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, đây thường là tình trạng lành tính và không phải là một dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Để điều trị đau vú, có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng trước hết cần xác định được nguyên nhân gây đau vú thì việc điều trị mới mang lại hiệu quả.

Để được tư vấn thêm về tình trạng đau vú hoặc sản phẩm Nhũ Đan, bạn có thể gọi tới số 1800.1152 (miễn cước).

Bài viết liên quan