Đau vú giữa kì kinh nguyệt nguyên nhân do đâu?

Chào chuyên gia,

Em năm nay 22 tuổi, chưa có gia đình và chưa sinh con. Sức khỏe của em hoàn toàn bình thường, không có các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt hay các biểu hiện gì khác, nhưng có điều cứ tới kì kinh em lại thấy xuất hiện cảm giác đau bụng kèm theo hiện tượng sưng đau ngực xuất hiện khoảng 7 ngày trước kì kinh.

Triệu chứng em gặp phải là: đau vú, vú sưng lên, kích thước vú tăng đáng kể, thậm chí còn nổi hạch trong vú. Cảm giác này lặp đi lặp lại hàng tháng, có khi đau và rất đau kiến em phải dùng thuốc giảm đau. Như vậy là em bị bệnh gì ạ, có nguy hiểm không và em nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

Em cảm ơn!

(Hà Phương – Quảng Ninh)

Trả lời

Chào bạn Hà Phương!

Theo những gì bạn chia sẻ thì hiện tượng bạn gặp phải là đau tức vú, vú nhạy cảm, nổi hạch lặp lại trước mỗi kì kinh nguyệt. Đây là hiện tượng đau vú giữa chu kì kinh hay đau vú chu kì. Về tình trạng của bạn, tôi xin phép giải đáp cụ thể như sau.

Đau vú giữa chu kì kinh nguyệt là gì?

Đau vú giữa chu kì kinh nguyệt là hiện tượng đau vú xảy trong giai đoạn hoàng thể (là giai đoạn sau khi rụng trứng đến trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo) và thường biến mất khi kỳ kinh bắt đầu. Đây được coi là một triệu chứng tiền kinh nguyệt phổ biến, xảy ra theo kiểu có thể đoán trước và liên quan đến chu kì kinh.

Hình minh họa giai đoạn hoàng thể

Đặc điểm của đau vú theo chu kì như sau:

  • Xảy ra vào một thời điểm nhất định mỗi chu kì kinh nguyệt (thường là 5-14 ngày trước kì kinh (giai đoạn hoàng thể)) và hết sau khi bắt đầu có kinh.
  • Vú đau, nặng nề và mềm. Đôi khi cơn đau cũng có thể cảm thấy sắc nét hoặc đau như bắn.
  • Cảm thấy vú sưng tấy hoặc nổi cục.
  • Cơn đau vú nhiều lúc có thể nghiêm trọng tới mức ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày. Một số người cho biết đau vú làm ảnh hưởng đến ngủ, học tập và làm việc của họ.
  • Đau vú có thể xuất hiện cùng với sự mệt mỏi, khó chịu hoặc các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) khác. Nhưng nó cũng có thể xảy ra một mình trước kỳ kinh mà không có các triệu chứng PMS khác.

Nguyên nhân

Thay đổi nồng độ hormone

Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sưng đau vú giữa kì kinh nguyệt.

Chu kì kinh nguyệt của phụ nữ gây ra những biến động của hormone, trong đó đáng chú ý nhất là estrogen và progesterone. Sau khi rụng trứng, nồng độ estrogen sẽ suy giảm mạnh. Bước vào giai đoạn hoàng thể, thể vàng (hình thành từ nang trứng chứa trứng) sẽ bắt đầu sản xuất progesterone cũng như estrogen nhưng estrogen vẫn giữ ở mức độ thấp hơn nhiều so với trước khi rụng trứng còn progesterone sẽ tiếp tục tăng và đạt đỉnh ở nửa sau của giai đoạn (xem hình minh họa). Sự thay đổi và chênh lệch hormone này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau vú giữa chu kì kinh nguyệt và một loạt các triệu chứng PMS khác như thay đổi tâm trạng, đau đầu, mụn trứng cá, đầy hơi,…

Ngoài ra, tuyến vú phát triển và chịu sự tác động của hormone estrogen. Khi sự thay đổi estrogen diễn ra, các mô, tuyến vú cũng sẽ bị tác động, tăng sinh, gây hiện tượng tăng kích thước vú, đau vú, vú nhạy cảm.

Có u vú lành tính

Ngoài tình trạng sưng đau vú, bạn còn bị nổi hạch ở vú. Thực tế, trong vú không có hạch nên các hiện tượng xuất hiện cục trong vú không phải là hiện tượng nổi hạch mà chính là các khối u vú. Và bản thân các khối u vú này cũng có thể gây ra tình trạng sưng đau vú theo chu kì kinh nguyệt.

Các loại u vú hình thành do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và rất nhạy cảm với sự thay đổi hormone trong chu kì. Khi sự thay đổi nồng độ hormone diễn ra, chúng có thể trở nên sưng hơn, lớn hơn, làm vú trở nên nhạy cảm và đau.

Các loại u vú có thể gây ra đau vú trước chu kì kinh là: u nang vú, u xơ tuyến vú (nhân xơ vú).

Hiện tượng về tâm lí

Trước chu kì kinh nguyệt, do sự thay đổi hormone mà bạn gái cũng có những thay đổi về tâm lý, như dễ nóng nảy, cáu gắt, buồn vui thất thường,… Sự thay đổi tâm lý này thường khiến tình trạng sưng đau vú trở nên khó chịu hơn.

Đau vú giữa chu kì kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú giữa chu kì kinh thường không phải là hiện tượng nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những khó chịu nếu gặp phải. Trong nhiều trường hợp, tình trạng sưng đau nặng còn làm ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của người bệnh. Vì thế, bạn nên tìm cách khắc phục tình trạng này.

Cách khắc phục

Mặc áo lót vừa vặn

Mặc một chiếc áo ngực phù hợp và vừa vặn sẽ giúp nâng đỡ ngực của bạn tốt hơn, từ đó có thể giảm tình trạng đau vú.

Để lựa chọn được áo ngực đúng với kích thước của mình, bạn có thể tham khảo một số bài viết trên mạng hoặc trực tiếp tới thử tại cửa hàng.

Mặc áo lót phù hợp là một cách hiệu quả giúp giảm tình trạng đau vú (Ảnh minh họa)

Chườm ấm hoặc lạnh

Khi bị sưng đau vú, bạn có thể thử phương pháp chườm ấm hoặc lạnh. Tùy theo cách nào bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Để chườm ấm: Bạn có thể sử dụng túi sưởi. Lưu ý nếu vú có vết thương hở thì không được chườm ấm.

Để chườm lạnh: Bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh hoặc lấy đá cho vào túi nilon rồi bọc vào khăn mặt, chườm lên vùng ngực bị đau. Lưu ý: Không được chườm đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh. Không nên chườm quá 15 phút/lần và không nên chườm quá 3 lần/ngày.

Chườm ấm giúp giãn động mạch và mao mạch, từ đó tăng cường tuần hoàn máu, làm giảm co thắt, giảm đau ngực (Ảnh minh họa)

Thuốc men

Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể sử dụng để giảm đau vú, như ibuprofen (Motrin) hoặc paracetamol. Bạn có thể mua các loại thuốc này tại hiệu thuốc. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng và chỉ định của dược sĩ bán thuốc, bởi chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt nếu sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng.

Thiền và thư giãn

Những người bị đau vú nếu thực hành thư giãn cơ liên tục hàng ngày có thể giảm cơn đau. Nhiều người nhận thấy rằng họ thực hành thiền giúp cải thiện tổng thể các triệu chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm cả đau vú.

Để học thiền, bạn có thể tham khảo một số bài viết trên mạng. Có nhiều kiểu thiền và cách thiền khác nhau, bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, cũng không cần thực hành những kỹ thuật quá nâng cao.

Sử dụng Nhũ Đan

Nếu bạn bị tình trạng u xơ, u nang vú (đã được xác định chính khác thông qua việc thăm khám tại bệnh viện), bạn có thể tham khảo để sử dụng thêm sản phẩm Nhũ Đan – sản phẩm giúp hỗ trợ làm chậm sự phát triển và giảm kích thước u xơ, u nang tuyến vú, ngoài ra sản phẩm còn giúp giảm đau vú và cân bằng nội tiết.

Nhũ Đan là là kết quả nghiên cứu thành công của TS.BS Hoàng Xuân Ba – một chuyên gia đầu ngành về ung thư tại Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời là giảng viên tại Đại học Nam California. Không chỉ vậy, Nhũ Đan còn nhận được sự đánh giá cao từ nhiều y bác sĩ trên cả nước và được giới thiệu trong nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe, như: Chương trình tư vấn sức khỏe phát trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam; kênh phát thanh liên kết 365 FM; chương trình của truyền hình Vĩnh Long 1,…

Đặc biệt hơn, do thành phần sản phẩm là từ 100% thảo dược thiên nhiên, gồm Cao Chaster berry, cao Bồ công anh, cao Khổ sâm bắc, DIM (một chất hóa học được tìm thấy trong các loại rau họ cải) và MSM (có nhiều trong các loại rau xanh) mà Nhũ Đan rất an toàn và lành tính. Có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Để tìm mua Nhũ Đan chính hãng, bạn BẤM VÀO ĐÂY

Nếu đã thử các phương pháp phía trên mà tình trạng sưng đau vú của bạn vẫn không thuyên giảm và gây nhiều khó chịu. Bạn nên đi khám để được tư vấn và có phương pháp phù hợp hơn.

Chúc bạn sức khỏe!

Bài viết liên quan