Bệnh u vú – Những điều cần biết

Theo nghiên cứu mới nhất tại Trung Quốc bệnh u vú xuất hiện tại 75% phụ nữ ở độ tuổi từ 25 – 35 tuổi và ngày càng trẻ hóa độ tuổi và gia tăng tỉ lệ người bị. Vậy bệnh u vú có đáng lo không? Nên làm gì nếu phát hiện có cục u trong vú?

U vú là bệnh gì?

Đầu tiên chúng ta cần biết, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể con người. Các tế bào phát triển và phân chia để tạo ra các tế bào mới khi cơ thể cần chúng. Thông thường, các tế bào sẽ chết đi khi chúng quá già hoặc bị hư hỏng. Sau đó, các tế bào mới sẽ hình thành để thế chỗ.

Khối u xuất hiện khi các tế bào bắt đầu phát triển vượt ra ngoài sự kiểm soát của cơ thể, tăng trưởng khi không cần thiết, tạo nên một khối tế bào thừa, không có chức năng gì, gây cộm, vướng, khó chịu với người bị. Khi khối u phát triển ở vú, nó được gọi là khối u vú.

Nghe thấy từ khối u, bạn có thể nghĩ đến ung thư. Nhưng trên thực tế, u vú được chia thành 2 dạng, gồm:

Bệnh u vú lành tính. U vú lành tính có nghĩa là khối u sinh ra ở đâu thì chúng nằm ở đó, không lây lan sang cá bộ phận khác, cũng không xâm lấn các mô lận cận và gần như không có hại với cơ thể. U lành thường không phải điều trị gì nhưng trong trường hợp chúng làm tăng tỉ lệ mắc ung thư vú trong tương lai hoặc quá lớn gây nhiều khó chịu cho cơ thể thì có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ u.

Một số loại u vú lành tính thường gặp là: u xơ, u nang, xơ nang, bướu sợi tuyến vú.

Tìm hiểu thêm: U nang vú lành tính là gì?

Bệnh u vú ác tính. U vú ác tính có nghĩa là các tế bào có thể phát triển và di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. U ác tính phát triển ở bộ phận nào thì sẽ làm hại bộ phận đó. Ban đầu, tế bào ung thư phát sinh ở một vị trí, sau đó chúng có thể xâm nhập và hủy hoại các mô và bộ phận lân cận. Sự lan của khối u ác tính gọi là di căn. U ác tính chính là ung thư.

Nói tới u vú, ta thường nghĩ tới u vú ở phụ nữ. Tuy nhiên, nam giới cũng có thể bị u vú nhưng ở tỉ lệ thấp hơn nữ giới.

Các khối u ở vú là tình trạng sưng hoặc nổi cục bộ ở vú, cảm giác khá khác biệt với mô vú xung quanh hoặc mô vú ở cùng khu vực của vú kia khi sờ nắn (Ảnh minh họa)

Biểu hiện bệnh u vú

U vú lành tính và ác tính thường có nhiều biểu hiện giống nhau. Với từng người bệnh, triệu chứng bệnh cũng khác nhau về hình dạng, kích thước, triệu chứng. Nhưng nhìn chung bạn có thể gặp một số biểu hiện u vú thường thấy dưới đây.

➤ Biểu hiện u vú lành tính:

  • Khi tới kì kinh, vú sưng lên, căng, đau, tức, khó chịu. Hết kì kinh các triệu chứng này lại biến mất.
  • Ngứa núm vú, rát, vú nhạy cảm hơn.
  • Sờ thấy một hoặc nhiều khối u cộm ở vú, có viền hoặc sờ thấy những khối u mềm, hình tròn.
  • Khối u có thể di chuyển được trong vú.
  • Kích thước khối u có thể thay đổi tùy theo thời gian, tùy người bệnh.
  • Vú tiết dịch mà không phải là sữa mẹ.
Triệu chứng thường gặp của u vú lành tính

Biểu hiện u vú ác tính:

  • Thấy cục u, bướu bên trong vú hoặc nách.
  • Sưng nóng đỏ một vùng da trên vú hoặc da vú chuyển màu nâu đen.
  • Thay đổi kích thước, hình dạng vú.
  • Xuất hiện những nếp gấp trên da ở bầu vú.
  • Núm vú ngứa có vảy hoặc nổi mẩn trên núm vú.
  • Núm vú bị tụt vào, tiết dịch có lẫn máu.

Bài viết đầy đủ: Dấu hiệu bị u vú

Nguyên nhân u vú

Nguyên nhân u vú lành tính

Thay đổi nội tiết tố. Vú phụ nữ bao gồm nhiều các loại mô khác nhau. Mỗi bộ phận sẽ phản ứng với một cách khác nhau với những thay đổi của hormone trong cơ thể (như estrogen, progesteron và một số loại hormone khác như hormone tuyến giáp). Sự phản ứng này có thể làm ảnh hưởng đến cảm giác và kết cấu của vú, từ đó ảnh hưởng đến sự hình thành các khối u. Thay đổi hormone có thể gây ra u nang, u xơ, u sợi tuyến và các khối u xuất hiện trước và trong kỳ kinh nguyệt.

Cho con bú. Các vấn đề trong quá trình cho con bú có thể dẫn đến nhiễm trùng vú (viêm vú) hoặc áp xe.

Di truyền. Một số loại u vú lành tính có thể di truyền trong gia đình. Nếu mẹ, chị gái hoặc bà của bạn có tiền sử mắc u vú này, bạn cũng có thể mắc bệnh này.

Thai kỳ. Mang thai làm tăng sản xuất estrogen và progesterone trong cơ thể. Điều này có thể làm các khối u xơ phát triển nhanh chóng hơn.

Thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây u vú lành tính (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân u vú ác tính

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh u vú ác tính là do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ 100% mắc bệnh bởi không phải tất cả các yếu tố nguy cơ đều có tác động như nhau. Hầu hết chúng ta ai cũng có một số yếu tố nguy cơ nhưng không phải ai cũng mắc u vú ác tính. Và cũng có những người không có yếu tố rủi ro nào, những vẫn có thể bị bệnh.

Dưới đây là một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc u vú:

Các yếu tố rủi ro bạn không thể thay đổi.

Tuổi tác. Có một số loại u vú lành tính thường xuất hiện khi độ tuổi còn trẻ, một số loại lại có xu hướng tăng tỉ lệ mắc khi bạn già đi. Còn u vú ác tính thì nguy cơ tăng lên theo tuổi tác, hầu hết các bệnh ung thư vú được chẩn đoán sau 50 tuổi.

Gen di truyền. Một số loại u vú lành tính được cho là có khả năng di truyền. Nhưng một thành viên trong gia đình không nhất thiết phải có tiền sử về u vú thì bạn mới có thể mắc phải bệnh này. Về u vú ác tính, khoảng 5% đến 10% các trường hợp ung thư vú được cho là do di truyền, có nghĩa là chúng là kết quả trực tiếp từ những thay đổi gen (đột biến) được truyền từ cha hoặc mẹ.

Lịch sử sinh sản. Có kinh nguyệt sớm trước 12 tuổi và bắt đầu mãn kinh sau 55 tuổi khiến phụ nữ tiếp xúc với hormone lâu hơn, điều này làm tăng nguy cơ mắc u vú.

Có mô vú dày. Nếu bạn có bộ ngực dày, nhiều mô liên kết hơn mô mỡ thì bạn có khả năng bị u vú cao hơn.

Tiền sử cá nhân bị u vú. Nếu bạn đã từng bị u vú thì nhiều khả năng bạn cũng có thể bị chúng lần thứ hai.

Từng điều trị bằng xạ trị. Những phụ nữ đã xạ trị vào ngực trước 30 tuổi có nguy cơ cao bị u vú trong tương lai.

Gen di truyền là một trong những nguyên nhân gây u vú ác tính (Ảnh minh họa)

➤ Các yếu tố rủi ro bạn có thể thay đổi.

Không hoạt động thể chất. Phụ nữ không hoạt động thể chất có nguy cơ mắc u vú cao hơn.

Thừa cân hoặc béo phì sau khi mãn kinh. Phụ nữ lớn tuổi bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc u vú cao hơn so với những phụ nữ có cân nặng bình thường.

Uống nội tiết tố. Một số hình thức liệu pháp thay thế hormone được sử dụng trong thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ bị u vú, đặc biệt khi dùng hơn 5 năm. Một số loại thuốc tránh thai cũng được phát hiện là có thể làm tăng nguy cơ bị u vú.

Lịch sử sinh sản. Mang thai lần đầu sau 30 tuổi, không cho con bú và không lần nào mang thai đủ tháng có thể làm tăng nguy cơ bị u vú ác tính.

Uống rượu. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị u vú của phụ nữ tăng lên nếu cô ấy uống quá nhiều rượu.

Ngoài ra, các yếu tố như hút thuốc, tiếp xúc với hóa chất có thể gây ung thư và thay đổi các hormone do làm việc ca đêm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc u vú.

Bệnh u vú có đáng lo?

Nhắc tới khối u làm người ta liên tưởng tới bệnh ung thư, hoang mang, sợ hãi. Nhưng kì thực, đa số các khối u vú được phát hiện là u lành tính, không di căn, không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe người bệnh. Trên thực tế, hơn 80% khối u vú được phát hiện là u vú lành tính. Bệnh u vú lành tính thường xuất hiện ở hơn 50% phụ nữ trưởng thành, xuất hiện nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20-40.

Chỉ có có phần trăm rất nhỏ số người xuất hiện khối u là triệu chứng ban đầu của ung thư vú.

Hơn 80% khối u vú được phát hiện là u vú lành tính (Ảnh minh họa)

Với u vú lành tính, bệnh thông thường không gây hại gì cho cơ thể và không đáng lo, cũng không cần điều trị. Ở một số trường hợp u lớn, nó có thể gây vướng víu, mất thẩm mỹ, khó chịu với người bị. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định điều trị để loại bỏ khối u.

Với u vú ác tính, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Nhờ sự phát triển của khoa học và y học, hiện có rất nhiều cách để điều trị ung thư vú.

Theo trang cancer.net, tỷ lệ sống trung bình 5 năm ở phụ nữ bị ung thư vú xâm lấn không di căn là 90% . Tỷ lệ sống trung bình 10 năm của phụ nữ bị ung thư vú xâm lấn không di căn là 84%. Nếu ung thư vú xâm lấn chỉ nằm ở vú, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 99%. Nếu ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết trong khu vực, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 86%. Nếu ung thư đã di căn đến một phần xa của cơ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 28%.

Đề tìm hiểu về các phương pháp điều trị u vú, chúng ta cùng theo dõi phần tiếp theo.

Điều trị u vú

Đầu tiên, bác sĩ phải xác định được nguyên nhân gây ra u vú, loại u vú mà bạn mắc phải, tình trạng bệnh hiện tại, sau đó mới có thể lập kế hoạch điều trị.

Về cơ bản, các phương pháp điều u vú như sau:

Điều trị u vú lành tính

  • Chọc hút u nang
  • Thuốc kháng sinh để điều trị áp xe hoặc nhiễm trùng
  • Thuốc giảm đau nếu bạn có các triệu chứng đau
  • Phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc loại bỏ ống dẫn bị tắc..

Ngoài ra, với những người bị u vú lành tính, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Nhũ Đan để giúp hỗ trợ làm chậm sự phát triển và giảm kích thước của u xơ, u nang tuyến vú. Người sau phẫu thuật u vú lành tính muốn dự phòng cũng có thể sử dụng sản phẩm này.

Với thành phần Chasterberry nhập khẩu từ châu Âu cùng các thảo dược như Khổ sâm bắc, sau 3-6 tháng dùng Nhũ Đan, bạn có thể nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp điều trị u vú lành tính

Điều trị u vú ác tính

  • Liệu pháp hormone. Sử dụng thuốc để ngăn chặn các hormone liên kết với các tế bào ung thư.
  • Xạ trị. Sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào vú ác tính.
  • Hóa trị. Là phương pháp sử dụng thuốc để chống lại hoặc tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Phẫu thuật. Nhằm loại bỏ các mô ung thư khỏi khu vực bị ảnh hưởng.

Việc điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào loại u vú ác tính bạn mắc phải, kích thước, vị trí của khối u và liệu ung thư đã lan ra ngoài vú (di căn) hay chưa.

Nên làm gì nếu thấy khối u trong vú?

Nếu bạn nhận thấy mình có triệu chứng của u vú hoặc sờ thấy khối u trong vú, bạn nên đi khám tại khoa Ung bướu hoặc khoa Ngoại vú.

Chúng ta đều biết, hầu hết các loại u vú đều là lành tính nhưng triệu chứng u vú lành tính và u vú ác tính thường khá giống nhau, vì thế bạn vẫn cần đi khám để loại trừ ung thư. Chỉ bác sĩ mới là người có thể xác định chính xác xem loại u bạn đang mắc là loại nào.

Đặc biệt, nếu bạn có một trong các dấu hiệu sau, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Một vùng vú của bạn khác biệt đáng kể so với những vùng còn lại
  • Một khối u không biến mất sau kỳ kinh nguyệt
  • Một khối u thay đổi hoặc phát triển lớn hơn
  • Vú của bạn bị thâm tím mà không có lý do rõ ràng
  • Da vú của bạn đỏ hoặc bắt đầu nhăn lại như vỏ cam
  • Núm vú bị thụt vào trong (nếu trước khi nó không bị thụt)
  • Thấy có máu chảy ra từ núm vú.

Khi bạn đến gặp bác sĩ để thông báo về một khối u ở vú, họ sẽ hỏi bạn về thời điểm bạn phát hiện ra khối u và liệu bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác hay không. Sau đó họ sẽ kiểm tra vú của bạn và có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm như:

  • Chụp quang tuyến vú
  • Siêu âm vú
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để kiểm tra dịch vú.
  • Sinh thiết

Tổng kết

U vú là một bệnh thường gặp ở phụ nữ. Trong đó, u vú lành tình là trường hợp thường gặp nhất. U vú lạnh tính thường không phải điều trị, trừ khi nó quá lớn và gây nhiều khó chịu. Với u vú ác tính, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể được tầm soát tốt và điều trị hiệu quả.

Bài viết liên quan