Bướu sợi tuyến vú: Cách phát hiện và điều trị

Nhiều chị em khi tự khám vú thì phát hiện những khối u nhỏ và lo lắng rằng đây có thể là ung thư. Tuy nhiên, khối u bất thường trong ngực này có thể là bướu sợi tuyến vú – một tình trạng u vú lành tính khá phổ biến. Vậy bướu sợi tuyến vú là gì, cách phát hiện và điều trị thế nào?

Bướu sợi tuyến vú là gì?

Bướu sợi tuyến vú (tiếng anh: Fibroadenomas) là những khối u rắn, lành tính phát triển ở vú. Vú người được tạo thành từ các tiểu thùy (tuyến sản xuất sữa) và các ống dẫn (dẫn sữa đến núm vú). Chúng được bao quanh bởi các mô tuyến, mô sợi và mô mỡ, có nhiệm vụ liên kết các cấu trúc lại với nhau, nâng đỡ và hỗ trợ cho vú. Bướu sợi tuyến phát triển từ một tiểu thùy dư thừa. Sau đó mô tuyến và ống dẫn phát triển quá mức, cuối cùng dẫn đến một khối u rắn, chính là bướu sợi tuyến.

Kích thước khối bướu vú có thể từ nhỏ hơn một viên bi đến lớn bằng một quả bóng gôn. Hầu hết bướu sợi tuyến vú đều xuất hiện đột ngột và giữ nguyên kích thước. Nhưng một số khối u cũng có thể thu nhỏ lại hoặc tiếp tục phát triển lớn hơn theo thời gian. Một người có thể có một hoặc nhiều bướu sợi tuyến ở vú và chúng khác nhau về kích thước.

Bướu sợi vú thường phát triển ở tuổi dậy thì nên hầu hết được tìm thấy ở phụ nữ trẻ, dưới 30 tuổi. Tuy nhiên chúng cũng có thể xảy ra ở phụ nữ trong mọi lứa tuổi. Nam giới cũng có thể bị bướu sợi vú nhưng rất hiếm.

Bướu sợi tuyến vú khá phổ biến, chiếm tỉ lệ 20% các bệnh lý tuyến vú nói chung.

Bướu sợi tuyến vú có phải ung thư?

Bướu sợi tuyến vú là tình trạng lành tính và không phải là ung thư. Chính vì thế nó còn được gọi là bướu sợi tuyến lành tính. Ngoài ra, nó còn có một tên gọi phổ biến khác là u xơ tuyến vú.

Về việc làm tăng tỉ lệ mắc ung thư vú trong tương lai, chúng ta phải xem xét tới loại bướu sợi tuyến mà bạn mắc phải. Bướu sợi tuyến vú được chia thành 2 loại, gồm:

  • Bướu sợi tuyến đơn giản. Những cục u này không có xu hướng làm tăng nguy cơ ung thư vú và cũng là loại bướu sợi tuyến phổ biến nhất (70-90% bướu sợi tuyến là loại đơn giản).
  • Bướu sợi tuyến phức tạp. Bướu sợi phức tạp không trở thành ung thư nhưng chúng có thể chứa một tập hợp các u nang nhỏ, vôi hóa, các tiểu thùy vú mở rộng, u nhú và các loại tăng sản khác nhau. Khi tăng sản không điển hình xảy ra, nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Tuy nhiên thực tế ung thư vú được tìm thấy có liên quan đến bướu sợi tuyến là rất hiếm.

Nói chung khi được chẩn đoán bị bướu sợi tuyến vú, đừng quá lo lắng vì đây là một loại bướu lành và ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ cần bạn chú ý thường xuyên tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần.

Bướu sợi tuyến vú là tình trạng lành tính và không phải là ung thư (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây bướu

Thay đổi hormone

Cho tới nay, người ta vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây bướu sợi vú, bởi do cấu trúc tuyến vú vô cùng phức tạp. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu cơ thể con người, các bác sĩ phát hiện ra rằng những sai lệch trong quá trình phát triển mô đệm ở vú và sự nhạy cảm của mô vú với hormone sinh sản nữ estrogen có thể chính là nguyên nhân gây bướu sợi tuyến vú. Do trong quá trình hình thành mô đệm ở vú, có hai hormone tham gia vào là Estrogen và Progesterone.

Ngoài ra, bướu sợi vú thường phát triển lớn hơn trong thời kỳ mang thai (khi nồng độ các hormone tăng) và có xu hướng nhỏ lại trong thời kỳ mãn kinh (khi nồng độ estrogen suy giảm mạnh). Điều này củng cố thêm cho lý thuyết thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân gây bướu sợi tuyến vú.

Di truyền

Các nhà khoa học cũng công nhận, di truyền cũng có thể là một nguyên nhân gây bướu vú. Bởi gen trung gian tiểu đơn vị phức hợp 12 (MED12) rất quan trọng trong sinh lý bệnh của bướu sợi tuyến vú.

Thay đổi hormone là nguyên nhân chính gây bướu sợi tuyến vú (Ảnh minh họa)

Làm sao để biết mình bị bướu sợi tuyến vú?

Kiểm tra tại nhà

U sợi tuyến có thể được cảm nhận trong quá trình tự khám vú tại nhà hàng tháng.

Chỉ cần sờ nắn đơn giản bạn có thể phát hiện ra khối u này. Hình dáng điển hình của khối bướu là hình tròn hoặc bầu dục giống như viên bi, khi sờ nắn sẽ cảm giác được rất rõ ràng mà không bị lẫn với các vùng mô khác do nó có mật độ chắc và giới hạn rõ ràng, đường kính từ 1-5cm. Khi chạm vào thì di động đôi chút.

Các khối u này thường không đau, chỉ khi tới chu kỳ kinh nguyệt thì cảm giác đau tức, sưng và khó chịu.

Trong trường hợp phát hiện thấy mình có một khối u ở vú, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác bởi bác sĩ (xem đây là loại u vú nào, lành tính hay ác tính).

Bạn có thể sờ thấy khối u trong vú nhưng cách duy nhất để biết chính xác xem đây là loại u nào thì bạn cần phải đi khám.

Nếu bạn thấy mình có khối u vú kèm các dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám vú càng sớm càng tốt:

  • Tiết dịch ở núm vú mà không cần bóp núm vú, dịch này có máu hoặc trong suốt
  • Vú bị lõm hoặc hóp lại
  • Ngực sưng, đỏ hoặc ấm
  • Vú thay đổi về kích thước hoặc hình dạng
  • Xuất hiện một hạch cứng ở vùng dưới cánh tay hoặc bên trong vú
  • Phát ban có vảy, ngứa hoặc đau trên núm vú
  • Núm vú bị tụt vào trong mà trước đó bạn không bị
  • Đau một chỗ ở vú mà không biến mất sau 2-3 tuần.

Đây rất có thể là những dấu hiệu của u vú ác tính (ung thư vú).

Trong trường hợp bạn không phát hiện khối u vú nào trong quá trình tự thăm khám tại nhà nhưng đang trong độ tuổi từ 25 đến 39 thì vẫn nên đi khám vú định kì từ 1-3 năm một lần. Khi bước sang tuổi 40, bạn nên khám vú hàng năm và chụp quang tuyến vú 1-2 năm một lần.

Khám vú giúp phát hiện sớm ung thư vú. Khi bệnh này được phát hiện càng sớm thì càng dễ điều trị.

Chỉ cần sờ nắn đơn giản bạn có thể phát hiện ra bướu sợi tuyến (Ảnh minh họa)

Đi khám

Bướu sợi tuyến được phát hiện chính xác nhất khi bạn đi khám bác sĩ.

Nếu khối bướu sợi to, bác sĩ có thể phát hiện thông qua quá trình thăm khám sức khỏe ban đầu. Tuy nhiên, bướu sợi tuyến cũng có thể dễ bị nhầm lẫn với u nang vú, khối u Phyllodes, ung thư hạch vú hoặc ung thư vú di căn, chính vì thế, để xác định chính xác loại u vú mà bạn mắc phải, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm thêm một số xét nghiệm cần thiết khác, như: chụp quang tuyến vú, siêu âm vú, chụp MRI, sinh thiết.

Trong thăm khám, các bác sĩ ngoài việc sờ nắn, siêu âm thì ở những phụ nữ độ tuổi trên 30-35 còn cần xem xét mức độ xâm lấn của khối u bằng cách chọc hút bằng kim để rút dịch nhằm xác định xem đây là u lành tính hay u ác tính.

Để biết được chính xác mình mắc loại u nào, bạn cần đi khám (Ảnh minh họa)

Theo dõi sau phát hiện thấy bướu

Nếu các kết quả và xét nghiệm cho thấy khối u vú của bạn là bướu sợi tuyến vú hoặc một loại u lành tính khác không phải ung thư thì họ có thể khuyên bạn nên khám vú lâm sàng hoặc chụp X-quang tuyến vú sau một vài tháng để kiểm tra lại.

Điều trị bướu sợi tuyến

Nếu bạn được chẩn đoán là bị bướu sợi tuyến vú, bạn không nhất thiết phải cắt bỏ nó. Tùy thuộc vào loại bướu sợi tuyến, các triệu chứng thể chất, tiền sử gia đình, trạng thái cảm xúc và cơ sở vật chật tại nơi khám chữa bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Sau khi xem xét đầy đủ những yếu tố trên, bác sĩ sẽ đề nghị một trong những lựa chọn điều trị bướu sợi tuyến vú sau đây.

Xem xét và chờ đợi

Vì bướu sợi tuyến vú không phải lúc nào cũng phiền phức và gây ra những triệu chứng khó chịu, trong trường hợp này bác sĩ có thể chỉ định theo dõi và không cần điều trị gì thêm.

Ngoài ra, những người bị bướu sợi tuyến vú cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm Nhũ Đan để giảm dần kích thước khối u và các triệu chứng đau nhức nếu có.

Nhũ Đan là thành quả nghiên cứu của TS.BS Hoàng Xuân Ba, chuyên gia hàng đầu về ung thư tại Việt Nam và Mỹ, giảng viên tại Đại học Nam California. Nhũ Đan hiện đang là cứu cánh cho rất nhiều bệnh nhân bị u nang, u xơ tuyến vú.

Để được tư vấn về tình trạng của mình hoặc sản phẩm Nhũ Đan, bạn có thể gọi về tổng đài 1800 1152 (miễn cước).

Nhũ Đan – giải pháp mới cho người bị bướu sợi tuyến

Sử dụng thuốc

Với những khối u nhỏ, bác sĩ có thể không chỉ định gì hoặc cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều chỉnh nội tiết. Tuy là bệnh lành tính nhưng vẫn có nhiều vấn đề trong phương pháp điều trị. Sử dụng các thuốc điều chỉnh nội tiết thường gây các tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, mất kinh…

Nếu bạn bị đau do bướu, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau không kê đơn.

Cắt bỏ bướu bằng laser

Phương pháp này sử dụng một thiết bị laser hướng dẫn bằng sóng siêu âm để phá hủy bướu sợi. Nó chỉ để lại một vết sẹo nhỏ, không cần khâu và không làm thay đổi hình dạng vú. Bạn cũng không cần gây mê toàn thân khi thực hiện thủ thuật này và không cần nằm viện.

Áp đông (Cryoablation)

Phương pháp này giúp tiêu diệt các tế bào bướu sợi bằng nhiệt độ cực lạnh. Nó cũng là một phương pháp nhanh chóng và hiệu quả để đông lạnh khối bướu vú. Thủ thuật này thực hiện trong khoảng 30 phút và chỉ để lại một vết sẹo nhỏ.

Sinh thiết vú (Mammotome)

Hệ thống sinh thiết vú hiện có thể được sử dụng như một cách khá không xâm lấn để loại bỏ bướu sợi vú. Trong vòng chưa đầy một giờ và dưới gây tê cục bộ, bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt khoảng 6mm trên bướu sợi. Sau đó, với hướng dẫn của siêu âm, một đầu dò Mammotome được luồn vào khối u, hút sạch các phần của mô.

Siêu âm hội tụ tần số cao (HFU)

Đây là một phương pháp điều trị tương đối mới cho bướu sợi tuyến vú. HFU giúp phá hủy có chọn lọc các mô sâu mà không làm tổn hại đến các mô khỏe mạnh xung quanh, từ đó giúp loại bỏ các mô bướu.

Phẫu thuật cắt bỏ

Nếu kích thước bướu sợi của bạn lớn, bạn có thể cần thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ nó. Tùy thuộc vào kích thước của bướu và vú, phẫu thuật cắt bỏ bướu có thể gây ra sự thay đổi về kích thước hoặc hình dạng vú. Sẽ có một vết sẹo nơi bướu sợi được cắt bỏ.

Tuy nhiên việc phẫu thuật không đảm bảo rằng bạn sẽ không bao giờ có thêm bướu nào khác trong tương lai. Các bướu sợi mới vẫn có thể xuất hiện ở vùng lân cận bướu đầu tiên. Phẫu thuật thường chỉ giải quyết được bệnh ở thời điểm đó, nguy cơ tái phát cao do sự mất cân bằng nội tiết vẫn còn và bướu vẫn có thể tiếp tục phát triển.

Tiên lượng

Hầu hết những người bị bướu sợi tuyến vú hoặc bệnh vú lành tính không phát triển thành ung thư vú. Tuy nhiên, bạn nên tuân theo lịch tái khám do bác sĩ chỉ định và báo cáo bất kỳ thay đổi nào ở vú của bạn (nếu có).

Tổng kết

Đột nhiên phát hiện thấy mình có một khối u rắn chắc ở vú có thể khiến bạn hoảng sợ. Nhưng đừng lo lắng, hầu hết các khối u này không phải là ung thư và chúng có thể là bướu sợi tuyến vú. Tuy nhiên, để chắc chắn loại u mà mình mắc phải, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.

Hầu hết những người bị bướu sợi vú không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu cảm thấy cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn phương pháp phù hợp nhất.

Bài viết liên quan