Tìm hiểu các bệnh về vú, cách nhận biết bệnh

Có nhiều loại bệnh về vú khác nhau, bao gồm cả các bệnh lành tính và không lành tính. Bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các loại bệnh thường gặp ở vú và cách nhận biết vú bị bệnh.

Các bệnh về vú có phổ biến không?

Vú (y học gọi là tuyến vú) là một bộ phận rất phức tạp của cơ thể con người. Đặc biệt ở phái nữ, vú có vai trò quan trọng trong việc giúp tiết sữa nuôi con và làm nên vẻ đẹp quyến rũ.

Vú phụ nữ trải qua nhiều thay đổi trong suốt cuộc đời, kể từ khi sinh ra, dậy thì, tới lúc mang thai, cho con bú và đến tận khi mãn kinh. Trong số những thay đổi này, có những thay đổi được coi là bình thường, nhưng cũng có những thay đổi được coi là bệnh lý. Và sự thay đổi bệnh lý này xảy ra rất phổ biến, có thể gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi, từ thanh thiếu niên tới trung niên.

Các loại bệnh về vú khá đa dạng, có thể chia làm nhiều kiểu khác nhau. Có bệnh lý lành tính, có bệnh lý ác tính. Bệnh lý lành tính đa dạng, nhiều thể hơn bệnh lý ác tính.

Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các bệnh ở vú thường gặp và cách nhận biết chúng thông qua triệu chứng.

Vú phụ nữ trải qua nhiều thay đổi trong suốt cuộc đời, có những thay đổi được coi là bình thường, cũng có những thay đổi được coi là bệnh lý (Ảnh minh họa)

Các bệnh vú thường gặp, dấu hiệu nhận biết

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú là những khối u vô hại của mô tuyến và mô sợi. Chúng rắn chắc và có kết cấu mịn, thường được tìm thấy ở phụ nữ trẻ cuối tuổi thiếu niên đến phụ nữ tuổi 40. Bạn có thể có một hoặc nhiều u xơ ở một hoặc cả hai vú.

Người ta vẫn chưa hiểu rõ toàn bộ nguyên nhân dẫn đến u xơ tuyến vú, nhưng giả thuyết thay đổi hormone, cụ thể là estrogen, được cho là lý do khiến khối u xơ hình thành được đông đảo các nhà khoa học chấp nhận.

Dấu hiệu nhận biết khối u xơ tuyến vú:

  • Sờ thấy những cụ rắn chắc ở vú với đường viền mịn, rõ
  • Dễ dàng di động dưới các đầu ngón tay
  • Không đau (Tuy nhiên đôi khi u xơ vú có thể trở nên nhạy cảm hơn trước kì kinh nguyệt khoảng 2 tuần, khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu ở vú. Khi ki kinh tới, các triệu chứng này sẽ biến mất).

Xem thêm: Bệnh u xơ vú lành tính là gì?

Hình minh họa khối u xơ tuyến vú

U nang tuyến vú

U nang vú là những khối u chứa đầy dịch xuất hiện bên trong vú. Đôi khi nó dường như xuất hiện chỉ sau một đêm và có thể được tìm thấy ở một hoặc cả hai vú. U nang vú rất phổ biến ở phụ nữ từ 35 đến 50 tuổi và có thể biến mất khi mãn kinh.

Các u nang có thể xuất hiện một cách tự nhiên khi vú thay đổi theo tuổi tác, do những thay đổi bình thường của nồng độ hormone estrogen.

Các dấu hiệu và triệu chứng của u nang vú bao gồm:

  • Sờ thấy một khối u tròn hoặc bầu dục trong vú, có các cạnh nhẵn
  • Dễ dàng di chuyển trong vú
  • Vú tiết dịch trong, vàng, vàng rơm hoặc nâu sẫm
  • U nang có thể gây đau vú, căng tức ở vùng vú có khối u, đặc biệt là trước kì kinh nguyệt.
  • Kích thước khối u vú tăng lên ngay trước kỳ kinh và giảm sau khi kì kinh nguyệt kết thúc.

Chi tiết: U nang tuyến vú là bệnh gì?

Hình minh họa các u nang tuyến vú

Ung thư vú

Ung thư vú xảy ra khi các tế bào trong vú phát triển bất thường và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Chúng không tuân theo chu kì chết của tế bào mà cứ tiếp tục phân chia, phát triển. Nếu bệnh không được kiểm soát, các tế bào này có thể xâm lấn các mô lân cận và dần dần lan ra các cơ quan khác.

Người ta cho rằng ung thư vú không có nguyên nhân duy nhất, mà nó là kết quả của sự kết hợp giữa nhiều yếu tố rủi ro với nhau, từ cách chúng ta sống tới gen, tuổi tác và môi trường xung quanh. Vì thế không thể dự đoán trước được ai sẽ bị ung thư vú.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú:

  • Một phần vú bị dày hoặc sưng lên
  • Nổi u cục ở vú hoặc dưới cánh tay (nách), thường không đau và khó sờ thấy viền cạnh rõ ràng.
  • Khối u không di động mà dường như bám rễ tại chỗ
  • Da vú bị kích ứng hoặc lõm vào
  • Bong tróc ở vùng núm vú hoặc vú.
  • Núm vú bị tụt vào trong
  • Vú thay đổi kích thước, hình dạng
  • .v.v.

Chi tiết: Bệnh ung thư vú ở phụ nữ

Hình minh họa ung thư vú

Viêm vú

Viêm vú là tình trạng mô vú bị nhiễm trùng, sưng đau do vi khuẩn. Bệnh thường xảy ra nhất ở giai đoạn phụ nữ đang cho con bú và thường phát triển từ 2 đến 6 tuần sau khi sinh.

Viêm vú đôi khi cũng xảy ra ở phụ nữ không cho con bú, ví dụ như ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường hoặc ở phụ nữ có hệ miễn dịch kém.

Bệnh xảy ra khi ống dẫn sữa bị tắc và sữa không thể thoát ra ngoài đúng cách. Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó gây ra viêm. Viêm vú thường chỉ ảnh hưởng tới một bên vú.

Các triệu chứng của viêm vú là:

  • Vú đỏ, sưng, nóng và đau ở một vùng cụ thể.
  • Xuất hiện một khối u vú hình nêm hoặc có một vùng cứng trên vú
  • Vú đau rát liên tục hoặc chỉ khi cho con bú
  • Tiết dịch núm vú, có thể có màu trắng hoặc có vệt máu
  • Các triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn sốt, đau nhức và mệt mỏi.
Hình minh họa tình trạng viêm vú

Tụt núm vú

Núm vú bị tụt là tình trạng đầu núm vú không nằm ở bên ngoài, nhô lên như bình thường mà sẽ phẳng so với quầng vú hoặc tụt hẳn vào bên trong. Nó có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên vú.

Tình trạng này có thể do bẩm sinh từ lúc bạn sinh ra hoặc bắt đầu xảy ra muộn hơn trong cuộc sống. Nó có thể xảy ra sau khi bạn ngừng cho con bú, mang thai hoặc là dấu hiệu của một vấn đề y tế nào đó, như: viêm vú, ung thư vú, áp xe dưới quầng vú,…

Nếu núm vú bị tụt do một vấn đề y tế nào đó, bạn có thể gặp thêm các triệu chứng khác như:

  • Căng, đỏ hoặc cảm giác nóng ở vú
  • Tiết dịch núm vú, có thể có máu hoặc màu trắng, xanh lá cây, đen
  • Xuất hiện một khối u sau núm vú
  • .v.v.

Các triệu chứng này sẽ tùy thuộc vào tình trạng mà bạn mắc phải.

Hình minh họa núm vú bị tụt

Các tình trạng khác

  • Xơ nang tuyến vú
  • U diệp thể
  • U nhú tuyến vú
  • U mỡ
  • Lao vú
  • Phì đại tuyến vú
  • Bệnh Paget của vú
  • .v.v.

Bệnh ở vú có nguy hiểm không?

Hầu hết những thay đổi ở ngực của bạn là hoàn toàn bình thường và không có lý do gì đáng lo ngại.

Các bệnh về vú phía trên bao gồm u xơ vú, u nang vú, viêm vú cũng đều là các tình trạng lành tính. Đặc biệt, u xơ và u nang vú mặc dù là các khối u, có thể gây hoang mang khi nghe tới, nhưng các khối u này thực chất là các khối u lành, vô hại, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh sản hay tính mạng.

Chỉ khoảng 3-6% các trường hợp khối u được phát hiện trong vú là ung thư vú. Ung thư vú là một bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của bạn. Nhưng nhờ sự tiến bộ của y học cùng những hiểu biết tốt hơn về căn bệnh này, ung thư vú có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Khi nào cần đi khám bệnh về vú?

Mặc dù hầu hết các thay đổi ở vú là bình thường và các bệnh ở vú chủ yếu là lành tính, nhưng nếu bạn thấy trong vú của mình xuất hiện khối u và/hoặc có các triệu chứng bất thường thì vẫn phải đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.

Đặc biệt nếu bạn có các biểu hiện dưới đây thì cần đi khám càng sớm càng tốt:

  • Một khối u hoặc vùng dày lênN có cảm giác khác biệt với các mô vú khác
  • Có khối u dính vào da hoặc thành ngực
  • Sưng vú không thuyên giảm
  • Da vú rỗ, lõm, đỏ, dày lên
  • Núm vú hoặc da vú tróc vảy
  • Vú thay đổi hình dạng
  • Núm bị tụt vào trong hoặc có những thay đổi khác mà trước đây bạn không bị.
  • Tiết dịch từ núm vú, đặc biệt nếu nó có máu và xảy ra một cách tự nhiên (nghĩa là núm vú không bị bóp hoặc kích thích)

Bạn nên đi khám sau khi kì kinh kết thúc.

Các tình trạng u vú rất dễ bị nhầm lẫn với nhau và không thể chẩn đoán chỉ thông qua việc thăm khám, sờ nắn bình thường. Vì thế, để đảm bảo chắc chắc khối u của bạn là loại gì, có cần điều trị hay không, bạn cần phải đi khám.

Nếu phát hiện thấy khối u ở vú và/hoặc các triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám (Ảnh minh họa)

Cách xác định chính xác bệnh ở vú

Đi khám vú là cách duy nhất để xác định chính xác loại bệnh ở vú của bạn.

Trước khi khám vú, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi chi tiết về lịch sử sức khỏe của bạn, bao gồm cả lịch sử kinh nguyệt và mang thai.

Sau đó, họ sẽ  đề nghị bạn cởi áo từ phần thắt lưng trở lên để kiểm tra vú. Bác sĩ sẽ xem xét ngực của bạn để xác định những thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc sự cân xứng của vú, họ cũng sẽ để ý để tìm kiếm sự thay đổi trên da vú và kiểm tra xem vú của bạn có tiết dịch hay không. Nếu có, một mẫu dịch có thể được thu thập để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Sau khi khám vú và có sự nghi ngờ về nguyên nhân, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm một hoặc một vài xét nghiệm kiểm tra để khẳng định chắc chắn, chúng thường bao gồm các loại xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm hình ảnh: chụp quang tuyến vú, chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm vú.
  • Sinh thiết vú
  • Xét nghiệm  thụ thể hormone
  • Xét nghiệm HER2/neu
  • .v.v.

Sau khi có các kết quả xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ sẽ kết luận về bệnh vú của bạn và đưa ra lời khuyên, tư vấn về việc điều trị.

Một bệnh nhân chuẩn bị tiến hành chụp quang tuyến vú (Ảnh minh họa)

Điều trị các bệnh về vú

Kế hoạch điều trị các bệnh về vú sẽ phụ thuộc vào tình trạng mà bạn mắc phải.

Hầu hết u xơ, u nang vú không cần phải điều trị gì. Nhưng bạn có thể cần phải theo dõi định kì để kiểm tra xem các khối u này có thay đổi gì không. Nếu khối u gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng. Nếu khối u có kích thước lớn, gây mất thẩm mỹ, bác sĩ có thể đề nghị làm phẫu thuật để loại bỏ khối u ra khỏi vú.

Ngoài ra, nếu bạn bị u xơ hoặc u nang vú, để hỗ trợ làm chậm sự phát triển và giảm kích thước của các khối u, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm Nhũ Đan.

Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có chứa thành phần là Chaster berry (Trinh nữ hoàng cung) giúp mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị u xơ, u nang vú.

Nhũ Đan là sản phẩm chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của TS. BS Hoàng Xuân Ba – chuyên gia đầu ngành về huyết học, ung thư và ông hiện đang công tác Đại học Nam California (Mỹ). Không chỉ vậy, Chaster berry cũng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng từ nhiều đề tài NCKH khác trên thế giới, với công dụng được khẳng định là giúp kìm hãm sự phát triển và teo nhỏ u xơ, u nang tuyến vú; đồng thời hỗ trợ cân bằng lại hormone trong cơ thể – là nguyên nhân cốt lõi gây ra các loại u vú lành tính.

Để tìm mua Nhũ Đan chính hãng, bạn BẤM VÀO ĐÂY

Viêm vú có thể được điều trị dễ dàng bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và một số biện pháp như chườm lạnh.

Ung thư vú có thể được điều trị bằng xạ trị, hóa trị, phẫu thuật…

Tổng kết

Ở bất kỳ độ tuổi nào, ngực của chúng ta sẽ có những thay đổi nhất định, có những thay đổi là bình thường nhưng cũng có những thay đổi là bệnh lý. Hầu hết bệnh về vú đều là lành tính và vô hại. Chỉ có phần trăm nhỏ là ung thư vú. Tuy nhiên để xác định được chính xác căn bệnh của mình, bạn cần phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan