U vú là một bệnh khá phổ biến. Với khối u ngực lành tính, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì kích thước khối u có thể tăng lên làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Khối u ác nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Kiểm tra u vú thường xuyên là cách tốt nhất để sớm phát hiện bệnh kịp thời, nhưng không phải ai cũng biết cách kiểm tra u vú.
1. Bệnh u vú.
Bệnh u vú: là bệnh có nguyên nhân từ sự hình thành của khối u bên trong vú. Khối u vú hình thành do sự loạn sản, tăng sinh của các tế bào không cần thiết vượt mức kiểm soát của cơ thể. Khối tế bào thừa không có chức năng gì cả được gọi là khối u.
Bệnh u vú có 2 loại chính u lành và u ác:
Bệnh u lành không di căn, thông thường chỉ gây những khó chịu nhất định với người bị hoặc đôi khi bệnh gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Một số khối u có thể dễ dàng nhận thấy qua các biểu hiện như đau, tức ngực khi tới chu kì kinh nguyệt, vú sưng, to lên và xẹp xuống khi hết kinh. Nhưng có những khối u không dễ dàng nhận thấy được qua các biểu hiện bên ngoài, đặc biệt là các biểu hiện của một số khối u khá giống nhau và khối u ác lại ít triệu chứng nhất. Cần phải thường xuyên kiểm tra vú để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp. Cách kiểm tra u vú thế nào để có thể biết mình có mắc u vú không. Dưới đây là một số cách kiểm tra u vú, bạn có thể tham khảo để áp dụng.
Minh họa cách kiểm tra u vú
2. Cách kiểm tra u vú.
Để phát hiện khối u, có 2 cách kiểm tra u vú tự kiểm tra tại nhà để biết mình có mắc khối u không hoặc tới bệnh viện để biết chính xác bạn bị khối u gì, cần điều trị như thế nào cho phù hợp.
Cách kiểm tra u vú tại nhà:
Cách kiểm tra u vú này được khuyến cáo sử dụng với các phụ nữ bởi không phải ai cũng thường xuyên đi khám u vú được. Cách kiểm tra u vú này thuận tiện, giúp phát hiện sớm các biểu hiện u vú tạo điều kiện cho việc điều trị bệnh.
Bước 1: Nhìn
Bạn có thể đứng trước gương và nhìn. Bắt đầu bạn nhìn từ trên xuống dưới, sau đó xoay người sang 2 bên phải, trái. Cố gắng quan sát kĩ màu da, núm vú, đường cong, hình khối của vú để phát hiện các triệu chứng khác thường. Sau đó bạn để tay về phía sau đầu để quan sát được tuyến vú thẳng, nghiêng người lần lượt sang 2 bên. Chuyển tay chống hông, ưỡn ngực về trước, hơi cúi gập người để quan sát trạng thái vú.
Sau khi thực hiện bước nhìn kiểm tra u vú, bạn có thể chú ý, ghi lại nếu thấy các biểu hiện lạ như sau: Dấu hiệu lún da, nhăn da trên vú, da vú đổi màu, da vú dầy lên như trái cam. Một chỗ trong mô vú phồng lên, tiết dịch núm vú. Có vị trí da có thể lún vào trong. Da vú bị tróc vảy, đỏ, tấy núm vú. Núm vú tụt vào, lệch hướng, có biểu hiện lạ. Hai vú không cân xứng về hình thái, kích thước.
Bước 2: Sờ, nắn.
Bạn có thể đứng hoặc ngồi thẳng lưng hay nằm ngửa, nghiêng có kê gối dưới vai và bắt đầu sờ, nắn. Nằm ngửa, đặt tay sau gáy, sờ đúng cách là sử dụng 3 ngón tay giữa. Bắt Đầu sử dụng 3 ngón tay, day mô tuyến vú theo chiều dọc, khắp tuyến vú. Áp lực từ các ngón tay tác động lên vú từ nhẹ nhàng và ấn sâu vào chắc chắn. Các bước kiểm tra được lặp lại cho 2 bên vú và so sánh.
Sau khi thực hiện bước sờ nắn kiểm tra vú bạn có thể thấy các dấu hiệu bất thường như: Có một hay nhiều cục, u trong vú hoặc nách. Một vùng dày lên không mất, không mềm sau sạch kinh. Đau chói đầu vú hoặc trong vú.
Đọc thêm: dấu hiệu của u vú
Cách kiểm tra u vú tại bệnh viện:
Siêu âm tuyến vú: Siêu âm là một cách kiểm tra u vú bằng cách chuẩn đoán hình ảnh, không gây đau, không can thiệp. Hình ảnh tạo bằng việc siêu âm sẽ cho biết được khối u dạng cứng hay dạng dịch, số lượng, kích thước, vị trí, số lượng, có kèm những vi vôi hóa hay tăng sinh mạch máu hay không
Chụp nhũ ảnh: Là một phương pháp chụp lại hình ảnh dưới ta X quang. Cách kiểm tra u vú này thường được chỉ định cho những phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh trở lên vì với những phụ nữ trẻ, các mô mỡ dày sẽ khó phát hiện và hội chuẩn chính xác bệnh.
Sinh thiết: Là việc lấy mẫu khối u quan sát sự phát triển của các tế bào có bất thường. Có 3 phương pháp lấy mẫu sinh thiết. Sinh thiết bằng chọc kim hút nhỏ, sinh thiết bẳng chọc kim có lõi, sinh thiết bằng phẫu thuật.
3. Hạn chế u vú phát triển.
Sau khi đã áp dụng cách kiểm tra u vú phù hợp. Bạn nên có các chế độ ăn uống, vận động, sử dụng các sản phẩm hạn chế sự xuất hiện và phát triển của bệnh u tuyến vú để bảo vệ bản thân. Thực đơn khoa học là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe cho bạn như: Hải tảo một trong những thực phẩm giàu iot – một vi lượng chống lại khối u. Súp lơ xanh, cần tây cũng là những gợi ý thú vị cho bữa ăn giúp bạn chống lại bệnh u vú. Ngoài ra việc sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên sẽ giúp bạn hạn chế tốt hơn sự tái phát và hình thành các khối u vú hiệu quả. Nhũ dan với thành phần chính là hải tảo, thanh hao hoa vàng giúp hạn chế các biểu hiện u vú, giảm bớt đau tức, sưng ngực, hạn chế sự hình thành và phát triển của khối u vú.
cho em hỏi thỉnh thoảng ngực tự nhiên bị đau. xin hỏi đó là bệnh gì ạ?
Chào chị Thu Thảo!
Đau vú là một triệu chứng gặp phải trong nhiều trường hợp khác nhau chị nhé. Nhiều trường hợp phụ nữ có hội chứng tiền kinh nguyệt, trước ngày có kinh vú sẽ căng lên, đau nhức, triệu chứng này giảm đi khi hết kinh, đây là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Ngoài ra, đau vú cũng có thể gặp phải trong các trường hợp bệnh lý như: u nang tuyến vú, nang vú, viêm vú, áp xe vú hay là ung thư vú chị nhé….Vì vậy, nếu có tình trạng đau vú kéo dài hoặc có kèm theo biểu hiện bất thường như: sờ thấy khối u trong ngực, thay đổi màu da vú, tăng kích thước vú bất thường… thì chị nên đi khám chuyên khoa chị nhé.
Để được tư vấn kỹ hơn chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1152 trong giờ hành chính để được chuyên gia giải đáp.
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Em thấy có một u nhỏ bằng hạt đậu ở vú phải. Nó không đau và di chuyển được. Cho em hỏi đó là hiện tượng gi?
Chào chị!
Năm nay chị bao nhiêu tuổi rồi? Chị phát hiện ra khối u lâu chưa? Ngoài ra, chị có biểu hiện gì khác như đau hay tức ngực gì không chị? Khối u ở vú có thể gặp trong các bệnh lý như u xơ, u nang hay nang vú hay ít gặp hơn là ung thư vú. Vì vậy, nếu phát hiện có khối u ở vú thì chị nên sắp xép thời gian đi khám chuyên khoa phụ sản hoặc chuyên khoa ung bướu càng sớm càng tốt. Việc đi khám sẽ giúp tìm ra chính xác vấn đề chị đang gặp phải và có hướng điều trị cụ thể chị nhé. Chị nên đi khám vào ngày thứ 7-10 sau khi hết kinh nguyệt. Cần thêm thông tin hay có thắc mắc gì, chị vui lòng liên hệ tổng đài miến cước 1800 1152 để được chuyên gia giải đáp.
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Cháu năm nay 25 tuổi, chưa lập gia đình. Dạo gần đây cháu hay bị đau nhói ở ngực dù chưa đến chu kỳ, không biết cháu có vấn đề gì k ạ. Chuyên gia tư vấn giúp cháu vs, cháu cảm ơn ạ
Chào chị Hoa!
Đau vú là một triệu chứng gặp phải trong nhiều trường hợp khác nhau chị nhé. Nhiều trường hợp phụ nữ có hội chứng tiền kinh nguyệt, trước ngày có kinh vú sẽ căng lên, đau nhức, triệu chứng này giảm đi khi hết kinh, đây là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Ngoài ra, đau vú cũng có thể gặp phải trong các trường hợp bệnh lý như: u nang tuyến vú, nang vú, viêm vú, áp xe vú hay là ung thư vú chị nhé….Vì vậy, nếu có tình trạng đau vú kéo dài hoặc có kèm theo biểu hiện bất thường như: sờ thấy khối u trong ngực, thay đổi màu da vú, tăng kích thước vú bất thường… thì chị nên đi khám chuyên khoa chị nhé.
Để được tư vấn kỹ hơn chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1152 trong giờ hành chính để được chuyên gia giải đáp.
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Em đi khám bác sỹ bảo : Ở vị trí 12h cách núm vú 2cm có vùng giảm âm kT:5 x8 mmnhư vậy là làm sao ạ?
Chào chị Thu Hương!
Khi siêu âm thấy có khối giảm âm trong vú tức là trong vú của mình đang có khối u có kích thước 5x8mm chị nhé. Đây là có thể là một khối u lành tính như u nang, u xơ tuyến vú…. tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của một khối u ác tính. Để xác định chính xác đó là khối u lành tính hay ác tính thì chị cần tiến hành thêm các xét nghiệm khác như chụp Nhũ ảnh, chọc hút dịch tế bào, sinh thiết tế bào tuyến vú… từ đó có phương pháp điều trị phù hợp cho mình chị nhé.
Để được tư vấn kỹ hơn chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1152 trong giờ hành chính để được chuyên gia giải đáp.
Chúc chị và gia đình sức khỏe!