Cách kiểm tra u vú tại nhà chính xác (có hình ảnh hướng dẫn)

U vú được chia làm hai loại gồm u vú lành tính và u vú ác tính. Với u vú lành tính, bệnh có thể tăng lên làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Khối u ác nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Vì thế, định kì kiểm tra u vú là cách tốt nhất để sớm phát hiện bệnh kịp thời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách kiểm tra u vú, vậy nên ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về các cách kiểm tra u vú.

U vú – Bệnh thường gặp ở phái nữ

Bệnh u vú là hình thành do sự loạn sản, tăng sinh của các tế bào, chúng phát triển vượt mức kiểm soát của cơ thể và không tuân theo chu kì chết rụng. Khối tế bào thừa không có chức năng gì cả và được gọi là khối u.

U vú ở phụ nữ gồm hai loại là u vú lành tính và u vú ác tính. Bệnh u lành không di căn, không nguy hiểm, thông thường chỉ gây những khó chịu nhất định với người bị hoặc đôi khi bệnh gây mất thẩm mỹ. U vú ác tính chính là ung thư vú, đây là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng trong vú, tới các hạch bạch huyết hoặc đến các cơ quan ở những vùng xa của cơ thể.

U vú rất phổ biến ở phụ nữ. Trong đó, thường gặp nhất là u vú lành tính, chiếm tới 80% các ca u vú nói chung và chỉ có một phần nhỏ u vú là ác tính.

Trong quá trình tự kiểm tra vú , bạn có thể nhận thấy các cục u hoặc sự thay đổi kết cấu của vú. Mặc dù điều này có thể khiến bạn lo lắng, nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng hầu hết các khối u ở vú không phải là ung thư
Các khối u vú ở phái nữ rất phổ biến (Ảnh minh họa)

Vì sao phải định kì kiểm tra u vú?

Tự kiểm tra vú định kì giúp bạn hiểu và làm quen được hình dáng, cảm giác bình thường của vú mình. Khi vú có sự thay đổi bất thường hoặc một bên vú khác với bên vú còn lại thì bạn có thể phát hiện sớm và kịp thời đi khám.

Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng, việc tự khám vú tại nhà chỉ bổ sung cho việc tầm soát u vú chứ không phải lúc nào cũng là cách đáng tin cậy để phát hiện u vú, đặc biệt là ung thư vú. Việc tự khám này chỉ như bước đầu giúp bạn phát hiện ra các bất thường ở vú và kịp thời đi khám chứ không thể thay thế hoàn toàn cho việc bác sĩ khám vú lâm sàng hay chụp quang tuyến vú.

Cách kiểm tra u vú

Để phát hiện khối u, có 2 cách kiểm tra là kiểm tra tại nhà và tới phòng khám. Trong đó:

  • Kiểm tra u vú tại nhà: Giúp bạn làm quen với hình dáng bình thường của vú mình và kịp thời phát hiện ra các bất thường ở vú để đi khám và điều trị sớm.
  • Kiểm tra u vú tại phòng khám: Là cách chính xác nhất để chẩn đoán tình trạng u vú của bạn, xem bạn bị loại u nào và có cần điều trị hay không, nếu có thì điều trị như thế nào.

Phần dưới đây là hướng dẫn chi tiết.

Cách kiểm tra u vú tại nhà

Lưu ý trước khi kiểm tra:

Nếu còn đang hành kinh, bạn hãy lựa chọn một ngày kiểm tra sau khi sạch kì kinh khoảng 3-7 ngày, đây là thời điểm mà vú của bạn ít căng hơn. Nếu đã mãn kinh, bạn có thể lựa chọn một ngày bất kì trong tháng.

Khi kiểm tra, hãy sử dụng phần thịt đệm ở các đầu ngón tay.

Các bước kiểm tra u vú cụ thể:

Bước 1 – Nhìn.

Bạn cởi áo sơ mi, áo ngực và đứng trước một chiếc gương. Hai tay thả lỏng bên hông. Sau đó hãy bắt đầu nhìn từ trên xuống dưới, sau đó xoay người sang 2 bên phải, trái. Cố gắng quan sát kĩ màu da, núm vú, đường cong, hình khối của vú để phát hiện các triệu chứng khác thường.

Sau đó bạn để tay về phía sau đầu hoặc chống hai tay lên tường để quan sát được tuyến vú thẳng, nghiêng người lần lượt sang 2 bên và quan sát.

Chuyển tay chống hông, ưỡn ngực về trước, hơi cúi gập người để quan sát trạng thái vú.

Bước 2 – Sờ, nắn khi đứng.

Dùng phần đệm thịt của ba ngón tay giữa bên trái, bạn hãy ấn vào mọi phần của vú bên phải. Lực ấn ở mỗi điểm lần lượt từ nhẹ, tới trung bình, cuối cùng là mạnh. Mẹo: Để đảm bảo mọi phần mô vú đều được kiểm tra, bạn hãy ấn theo dạng các vòng tròn đồng tâm và kết thúc ở quầng vú.

Sau đó, cầm khăn giấy và bóp nhẹ núm vú để kiểm tra dịch tiết ra.

Lặp lại các bước với vú bên trái.

Bước 3 – Sờ nắn khi nằm.

Bạn nằm xuống và đưa tay trái lên để kiểm tra vú bên phải. Tay phải để trên trái. Vú của bạn phải nằm càng phẳng trên ngực càng tốt. Có thể sử dụng một chiếc gối kê dưới lưng hoặc vai để thoải mái hơn.
Kiểm tra NỬA NGOÀI của vú phải:

Sử dụng phần đệm thịt của ba ngón giữa bàn tay, di chuyển chúng thành các vòng tròn nhỏ (kích thước bằng khoảng một đồng xu) ở nửa ngoài của vú, bắt đầu từ nách. Mỗi địa điểm trên vú tiến hành di chuyển như vậy 3 lần với 3 cấp độ từ nhẹ, vừa đến sâu. Điều này giúp bạn cảm nhận được tất cả các cấp độ của mô vú.

Tiếp tục sử dụng phần đệm của ba ngón tay giữa, bắt đầu từ nách bạn trượt ba ngón tay xuống phía dưới, rồi trượt sang bên (độ rộng bằng dây áo ngực), sau đó lại trượt lên trên. Cứ như vậy cho tới khi bạn chạm tới núm vú.

Lưu ý: Không nhấc tay khỏi vú.

Kiểm tra NỬA TRONG của vú phải.

Ở bước trên bạn chạm đến núm vú, hãy bỏ gối ra và nằm ngửa; bỏ tay ra khỏi trán và đặt ở một góc vuông (xem hình vẽ).

Bạn cẩn thận kiểm tra vùng núm vú bằng cách sử dụng các lực ấn tròn như trước, không bóp. Sau đó, kiểm tra phần nửa trong vú còn lại bằng cách sử dụng mô hình dải dọc lên và xuống như trên, cho đến khi chạm đến giữa ngực.

Kiểm tra xong ngực phải, bạn tiến hành kiểm tra ngực trái với các bước như ở trên.

Sau khi tự kiểm tra vú xong, bạn hãy xem xem mình có các biểu hiện dưới đây hay không:

  • Sờ thấy cục trong núm vú, cục này có thể cứng hoặc mềm, dễ dàng di động hoặc không
  • Dấu hiệu lún da, nhăn da trên vú.
  • Da vú đổi màu
  • Da vú dầy lên như trái cam
  • Da vú bị tróc vảy, đỏ
  • Núm vú tụt vào, lệch hướng, có biểu hiện lạ.
  • Hai vú không cân xứng về hình thái, kích thước.
  • Tiết dịch núm vú.

Nếu gặp các dấu hiệu trên, bạn nên sớm tới bệnh viện để được thăm khám.

Chi tiết: Biểu hiện của u vú – Nhận biết sớm là điều cần thiết!

Cách kiểm tra u vú tại bệnh viện

Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra vú lâm sàng cho bạn. Bác sĩ khám sẽ là những người được đào tạo bài bản để nhận ra nhiều loại bất thường và dấu hiệu cảnh báo khác nhau ở vú.

Việc khám lâm sàng sẽ diễn ra như sau: Bác sĩ đề nghị bạn cởi áo từ phần thắt lưng trở lên. Sau đó họ sẽ xem xét ngực của bạn để kiểm tra hình dạng, sự cân xứng của vú, quan sát xem vú của bạn có bị phát ban, lõm hay mẫn đỏ không. Tiếp theo, họ sẽ sờ nắn để phát hiện ra các cục u hoặc những thay đổi khác, kiểm tra xem vú có tiết dịch hay không.

Nếu bác sĩ phát hiện thấy bạn có khối u trong vú, họ sẽ để ý tới kích thước, hình dạng và kết cấu của nó.

Một bệnh nhân đang được thăm khám vú lâm sàng (Ảnh minh họa)

Sau đó, họ có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm kiểm tra như:

– Siêu âm tuyến vú: Siêu âm là một cách kiểm tra u vú bằng cách chuẩn đoán hình ảnh, không gây đau, không can thiệp. Hình ảnh tạo bằng việc siêu âm sẽ cho biết được khối u dạng cứng hay dạng dịch, số lượng, kích thước, vị trí, số lượng, có kèm những vi vôi hóa hay tăng sinh mạch máu hay không

– Chụp nhũ ảnh: Là một phương pháp chụp lại hình ảnh dưới tia X-quang. Cách kiểm tra u vú này thường được chỉ định cho những phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh trở lên vì với những phụ nữ trẻ, các mô mỡ dày sẽ khó phát hiện và hội chẩn chính xác bệnh.

– Sinh thiết: Là việc lấy mẫu khối u quan sát sự phát triển của các tế bào có bất thường. Có 3 phương pháp lấy mẫu sinh thiết. Sinh thiết bằng chọc kim hút nhỏ, sinh thiết bẳng chọc kim có lõi, sinh thiết bằng phẫu thuật.

Thứ tự thực hiện các xét nghiệm sẽ khác nhau giữa các phòng khám.

Các kết quả xét nghiệm thường sẽ có kết quả ngay trong ngày hôm đó. Nhưng nếu bạn phải làm sinh thiết thì thời gian nhận kết quả có thể sẽ cần lâu hơn và bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tới vào một ngày hẹn khác để hoàn thành cuộc kiểm tra của mình hoặc để nhận kết quả.

Siêu âm vú (Ảnh minh họa)

Bao lâu nên kiểm tra vú?

Với cách kiểm tra vú tại nhà, bạn hãy biến nó thành thói quen hàng tháng của mình. Tự kiểm tra vú càng đều đặn, bạn sẽ càng hiểu biết nhiều hơn về vú của mình và dễ dàng nhận ra nếu có điềug gì thay đổi.

Bạn có thể ghi chép lại những phát hiện trong quá trình kiểm tra vú của mình, đặc biệt là trong thời gian đầu. Điều này giúp bạn ghi nhớ tốt hơn.

Với việc khám vú tại phòng khám, bạn nên đi khám nếu thấy bất kì bất thường nào trong vú của mình. Nếu không thấy bất thường, bạn vẫn nên đi khám vú từ 1 đến 3 năm một lần nếu bạn đang trong độ tuổi từ 25 đến 39. Khi bước sang tuổi 40, bạn nên khám vú hàng năm và  chụp quang tuyến vú 1 đến 2 năm một lần.

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đã từng bị ung thư vú hoặc buồng trứng trước đây; hoặc nếu có ai trong gia đình bạn bị một trong hai loại ung thư này.

Nhũ Đan – Hỗ trợ cho người bị u vú lành tính

Sau khi có chẩn đoán từ bác sĩ, nếu bị u nang vú, u xơ vú lành tính, bạn có thể cân nhắc để sử dụng thêm sản phẩm Nhũ Đan.

Đây là sản phẩm giúp hỗ trợ làm chậm sự phát triển và giảm kích thước u xơ, u nang tuyến vú, dùng rất tốt cho các đối tượng:

  • Người bị u vú lành tính: u xơ tuyến vú (bướu sợi tuyến vú), u nang tuyến vú (xơ nang tuyến vú).
  • Người sau phẫu thuật u vú lành tính muốn dự phòng.

Với sự kết hợp giữa Chaster berry (Trinh nữ châu Âu) cùng các thành phần như Bồ công anh, Khổ sâm bắc, DIM, MSM, Nhũ Đan là sản phẩm thảo dược an toàn, hiệu quả dành cho phụ nữ bị u xơ, u nang vú. Sản phẩm là kết quả chuyển giao từ công trình nghiên cứu của TS. BS Hoàng Xuân Ba – chuyên gia đầu ngành về huyết học, ung thư; hiện đang công tác Đại học Nam California (Mỹ).

Để tìm mua Nhũ Đan chính hãng, bạn BẤM VÀO ĐÂY

Tổng kết

Để phát hiện các khối u vú kịp thời, bạn phải biết cách kiểm tra vú của mình để tìm ra các khối u ở vú. Trong quá trình kiểm tra, nếu bạn nhận thấy một khối u, đừng hoảng sợ, các cục u vú rất phổ biến và phần lớn chúng là lành tính. Tuy nhiên, để được chẩn đoán chính xác loại khối u mà bạn mắc phải, bạn cần phải đi khám. Tại phòng khám, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Sau khi có các kết quả, bác sĩ sẽ cùng thảo luận với bạn để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu còn bất kì vấn đề thắc mắc nào về u vú, bạn có thể gọi tới tổng đài 1800.1152 (miễn cước) để được tư vấn thêm.

Bài viết liên quan