Đau ở vú là bệnh gì? Nguyên nhân gây đau vú

Đau vú là hiện tượng không quá lạ lẫm với chị em, nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân. Chính điều này càng khiến chị em hoang mang lo lắng hơn, nghĩ rằng đau vú là dấu hiệu của ung thư. Vậy đau ở vú có thể là bệnh gì?

Đau vú là hiện tượng gì?

Đau vú là hiện tượng thường gặp, có thể xảy ra ở cả nam, nữ và người chuyển giới. Cảm giác đau vú thường được mô tả là đau nhói, đau rát hoặc căng tức ở ngực. Có bệnh nhân chỉ thấy đau tức nhẹ, nhưng cũng có bệnh nhân hiện tượng đau vú xảy ra trầm trọng kèm theo hiện tượng sưng vú, sốt

Có hai loại đau vú chính:

1. Đau vú theo chu kì. Kiểu đau vú này có liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone trong chu kì kinh nguyệt. Nó thường xuất hiện trước khi hành kinh khoảng 7-14 ngày và biến mất khi bắt đầu có kinh.

Đau vú theo chu kì thường xảy ra ở đồng thời cả hai vú, liên quan đến toàn bộ vú hoặc phần trên bên ngoài và có thể lan đến nách.

Đau vú theo chu kỳ là loại đau vú phổ biến nhất và thường không cần điều trị hoặc đánh giá y tế.

2. Đau vú không theo chu kì. Loại đau vú này thường chỉ xảy ra ở một bên vú, gây ra các tình trạng gọi là đau vú trái hay đau vú phải. Nó không liên quan tới chu kì kinh nguyệt, có thể xảy ra liên tục hoặc không liên tục.

Cũng giống như đau vú theo chu kỳ, hầu hết các nguyên nhân gây đau vú không theo chu kỳ là lành tính.

 

Đau vú là hiện tượng có thể xảy ra ở bất kì ai. Bạn có thể bị đau cả hai vú hoặc chỉ đau vú phải hay đau vú trái (Ảnh minh họa)

Đau ở vú là bệnh gì? Cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau vú, có nguyên nhân bệnh lí, có nguyên nhân sinh lí. Phần dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân thường gặp có thể gây ra hiện tượng đau vú.

Do sinh lí

Đau vú sinh lý thường xảy ra ở độ tuổi dậy thì của các em gái, đây là hiện tượng sinh lí bình thường không phải bệnh lí. Nó xảy ra do sự tăng trưởng của tế bào vú khiến vú có hiện tượng sưng, nóng đỏ, thậm chí sốt nhẹ vài ngày đầu.

Đau vú sinh lý sẽ dần mất đi và không cần phải trị bệnh hay sử dụng các biện pháp tác động. Tuy nhiên hiện tượng đau vú này có thể xảy ra rất nặng với một số em gái, trong trường hợp này này người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm bớt triệu chứng.

Do viêm

Bỗng thấy đau vú bên phải hoặc bên trái, kèm theo xuất hiện các biểu hiện như sưng, nóng, đỏ vú, bạn có thể nghi ngờ mình bị viêm vú. Viêm vú thường xảy ra trong khoảng 6 đến 12 tuần đầu tiên cho con bú . Nhưng nam giới cũng như phụ nữ không cho con bú cũng bị viêm vú.

Để điều trị viêm vú, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng sinh và tình trạng nhiễm trùng vú thường sẽ khỏi trong vòng 10 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài tới 3 tuần. Viêm vú đôi khi tự khỏi mà không cần điều trị y tế.

Viêm vú thường chỉ ảnh hưởng tới một bên vú, gây ra hiện tượng đau vú bên trái hoặc đau vú bên phải. Phụ nữ đang cho con bú là đối tượng hay bị viêm vú (Ảnh minh họa)

Để giảm đau và viêm, bạn có thể:

  • Chườm gạc ẩm và ấm lên vú bị ảnh hưởng vài giờ một lần hoặc tắm nước ấm.
  • Cho trẻ bú mẹ sau mỗi hai giờ hoặc thường xuyên hơn để giữ cho sữa chảy qua các ống dẫn sữa. Nếu cần, hãy sử dụng máy hút sữa để vắt sữa giữa các cữ bú.
  • Uống nhiều nước và nghỉ ngơi khi có thể.
  • Xoa bóp vú bằng cách sử dụng phần đệm thịt của các ngón tay, chuyển động tròn nhẹ nhàng bắt đầu từ bên ngoài của vùng viêm và đi dần về phía núm vú.
  • Uống thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) không kê đơn (cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì bạn đang cho con bú).
  • Mặc áo lót nâng đỡ không ép vú.

Do khối u

Hiện tượng đau vú do khối u vú là một hiện tượng bệnh lí. Khối u vú hình thành khi các tế bào trong mô vú phát triển nhanh ngoài tầm kiểm soát của cơ thể, không tuân theo chu kì chết rụng. Tế bào phát triển bất thường thường do sự rối loạn nội tiết tố nữ estrogen.

Có nhiều loại u vú khác nhau, trong đó loại u vú có thể gây hiện tượng đau vú là: u nang vú, u xơ vú, u mỡ, u bọc sữa, u diệp thể,…

Hiện tượng đau vú do u vú thường xảy ra theo chu kì và có liên quan tới chu kì kinh nguyệt hay giai đoạn mãn kinh. Vì thế chúng được xếp vào loại đau vú theo chu kì.

Đau vú do u sẽ xuất hiện ở cùng vị trí bên vú mà khối u xuất hiện, khối u nằm bên phải sẽ thấy hiện tượng đau vú bên phải và ngược lại. Nếu khối u xuất hiện cả hai bên thì người bệnh có thể cảm thấy đau ở cả hai vú.

Hiện tượng đau vú có thể xảy ra do các khối u vú (Ảnh minh họa)

Khối u vú gây đau thường là lành tính và không cần phải điều trị gì. Nhưng nếu khối u gây ra triệu chứng đau nhức nặng, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh hoặc có kích thước lớn gây lệch vú, mất thẩm mỹ vú thì người bệnh có thể cùng thảo luận với bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị u vú phổ biến là:

  • Sử dụng thuốc để giảm đau
  • Phẫu thuật để loại bỏ khối u ra khỏi vú

Với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc u xơ, u nang vú, bạn có thể cân nhắc để sử dụng sớm sản phẩm Nhũ Đan.

Nhờ các thành phần gồm Cao Chaster berry, cao Bồ công anh, 3,3’ – Diindolylmethan (DIM), Methyl sulfonyl methan (MSM) và cao Khổ sâm bắc. Nhũ Đan có thể thúc đẩy cơ chế “tự sửa chữa chính mình” để cơ thể cân bằng lại nội tiết tố – là nguyên nhân chính gây ra các khối u vú. Đồng thời tấn công trực tiếp vào các tế bào u vú, nhờ đó mang lại hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ làm chậm sự phát triển của u xơ, u nang vú và phòng ngừa các khối u tái phát sau phẫu thuật.

Để đặt mua Nhũ Đan trực tiếp từ công ty, bạn BẤM VÀO ĐÂY

Để tìm hiểu và được tư vấn thêm về sản phẩm Nhũ Đan, bạn có thể gọi tới số 1800.1152 (miễn cước).

Do va chạm

Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng đau vú một bên phải hoặc trái. Va chạm có thể gây đau vú thường do tai nạn xe, chấn thương thể thao hoặc do vận nặng va vào.

Đau vú do va chạm thường tự thuyên giảm sau vài ngày tới vài tuần. Nếu cơn đau nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (như paracetamol hay NSAIDs) để hạn chế hiện tượng đau nhức khó chịu.

Song song với đó, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm đau tại nhà như:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh vào vùng vú bị đau.
  • Mặc áo ngực vừa vặn, loại không gọng.

Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau nhiều tuần, bạn cần tới bác sĩ để được kiểm tra.

Do thuốc

Một số loại thuốc cũng có thể gây ra các cơn đau vú. Chúng bao gồm:

  • Thuốc ảnh hưởng đến kích thích tố sinh sản (ví dụ: thuốc tránh thai, các chế phẩm estrogen và progesterone sau mãn kinh)
  • Thuốc điều trị sức khỏe tâm thần (ví dụ: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần)
  • Thuốc điều trị tim mạch
  • Một số loại thuốc lợi tiểu
  • Thuốc điều trị vô sinh
  • .v.v.
Hiện tượng đau vú có thể xảy ra như một tác dụng phụ của một số loại thuốc (Ảnh minh họa)

Nếu bạn bị đau vú do sử dụng thuốc, hãy nói với bác sĩ để được xem xét. Bác sĩ có thể cân nhắc để đổi cho bạn loại thuốc khác nếu cần thiết.

Do phẫu thuật ngực

Làm các phẫu thuật ngực cũng gây ra hiện tượng đau vú. Mức độ nghiêm trọng và loại đau sẽ khác nhau giữa các cá nhân, từ đau nhẹ tới đau dữ dội. Cơn đau có thể chỉ ảnh hưởng đến bề mặt của vú hoặc đau sâu. Đau có thể xảy ra ở cả hai bên vú hoặc chỉ một bên vú, tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn đã làm.

Sau phẫu thuật vú, người bệnh sẽ bị đau vú ở một hoặc cả hai vú (Ảnh minh họa)

Đau vú sau phẫu thuật là điều bình thường và nó sẽ thuyên giảm dần theo thời gian. Hầu hết cơn đau sẽ biến mất hoàn toàn sau 6 tháng.

Để giảm đau vú sau phẫu thuật, bạn có thể:

  • Dùng thuốc giảm đau đơn giản, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen, dưới dạng viên nén hoặc bôi ngoài da. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể kê loại giảm đau mạnh hơn.
  • Tập thể dục và vật lý trị liệu
  • Mát-xa
  • Châm cứu
  • Mặc áo ngực vừa vặn.

Do mặc áo ngực không đúng size

Việc mặc áo ngực quá chật sẽ chèn ép bầu ngực và nâng đỡ ngực không đúng cách, dẫn đến cảm giác khó chịu và sưng đau vú.

Nếu nghi ngờ áo ngực của mình không đúng size, bạn hãy kiểm tra bằng cách trả lời một số câu hỏi sau đây:

Để kiểm tra xem áo ngực có vừa vặn hay không , hãy tự hỏi:

  • Có phải áo ngực đang đội lên ở phía sau?
  • Có phải dây áo hoặc gọng áo đang bó sát vào trong bầu ngực hoặc quanh lưng?
  • Bạn có phải đang rất khó khăn để luồn một ngón tay vào phần ở giữa hai quả áo ngực không?

Nếu tất cả câu trả lời là Có. Bạn đang mặc áo ngực quá chật, không đúng với size của mình.

Để giảm đau, bạn cần lựa chọn chiếc áo ngực vừa vặn hơn. Bạn có thể chọn size áo ngực đúng bằng phương pháp dưới đây:

Bước 1: Đo vòng lưng. Quấn thước dây ngay bên dưới bầu ngực và đo.

Bước 2: Đo đỉnh ngực. Quấn thước dây quanh phần đầy đặn nhất của bầu ngực và đo.

Bước 3: Cỡ Cúp Áo = Số đo vòng lưng – Số đo đỉnh ngực. Ta được số X. Lấy số này so với bảng bên dưới để có được cỡ áo ngực phù hợp.

Ví dụ: Bạn có số đo vòng lưng (chân ngực) là 77cm và cỡ cúp áo (chênh lệch đỉnh – chân ngực) là 13,5cm. Thì kích cỡ áo ngực phù hợp với bạn là 75A.

Bảng tham khảo kích cỡ áo ngực. Lưu ý: Cột cỡ lưng áo, số đo ngoài ngoặc đơn vị là inch, trong ngoặc là cm

Hãy nhớ rằng ngực của bạn thay đổi theo thời gian, vì vậy một chiếc áo ngực vừa vặn vào lúc này không có nghĩa là nó sẽ vừa vặn vặn mãi mãi. Nếu bạn tăng hoặc giảm cân, hãy chú ý đo lại size áo ngực của mình.

 

Một chiếc áo ngực vừa vặn sẽ mang lại cảm giác thoải mái, tránh đau và còn giúp trông ngực đẹp mắt hơn (Ảnh minh họa

Do kích thước ngực lớn

Nếu bạn có bộ ngực lớn, bạn cũng có nhiều khả năng bị đau vú. Bởi bộ ngực lớn có thể làm căng dây chằng Cooper – là loại dây chằng liên kết, giúp nâng đỡ, tạo hình dáng cho bộ ngực của bạn.

Để khắc phục điều này, bạn nên mặc một chiếc áo ngực vừa vặn, có độ nâng đỡ tốt.

Nên làm gì nếu bị đau vú?

Như ta đã thấy ở trên, đau vú là rất phổ biến và thường không liên quan đến nguyên nhân xấu nào. Đau vú cũng rất hiếm khi là dấu hiệu của ung thư vú. Vì thế, bạn không nên quá lo lắng nếu gặp phải tình trạng này.

Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Bạn cực kì lo lắng về tình trạng của mình
  • Bạn có một khối u ở vùng đau mà nó không biến mất sau kì kinh, kèm theo đó là hiện tượng đỏ, sưng, tiết dịch.
  • Bạn bị tiết dịch ở núm vú.
  • Hiện tượng đau vú của bạn không liên quan rõ ràng với chu kì kinh nguyệt và kéo dài hơn hai tuần, chỉ ở một vị trí.
  • Cơn đau vú ngày càng trầm trọng hơn hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hạn chế những việc bạn làm hằng ngày.

Khi tới phòng khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, thăm khám lâm sàng và có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm hình ảnh để đánh giá và tìm ra nguyên nhân cơn đau vú của bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ xem xét phương pháp điều trị hợp lý. Có nhiều phương pháp điều trị hiện tượng đau vú nhưng không có phương pháp nào là phù hợp với tất cả mọi người, vì thế bạn cần thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn.

Tổng kết

Hiện tượng đau vú là một hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra ở cả nam và nữ, những người chuyển giới. Bạn có thể bị đau cả hai vú hoặc chỉ đau vú bên phải hay vú bên trái. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau vú nhưng thông thường đau vú không phải là dấu hiệu của một tình trạng y tế nguy hiểm. Tuy nhiên nếu cơn đau vú của bạn kéo dài dai dẳng hoặc bạn bị đau vú dữ dội, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Bài viết liên quan