Ung thư vú nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng song hành cùng với các phương pháp điều trị giúp đẩy lùi. Nếu điều trị bằng các phương pháp là yếu tố quyết định thì chế độ dinh dưỡng là chất xúc tác. Chính vì vậy người bị ung thư vú nên ăn gì và cần kiêng ăn gì là điều rất đáng quan tâm.

Ung thư vú nên ăn:

  • Nên ăn nhiều cá: Thay bằng ăn thịt, hãy tăng cường cá trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Tăng cường ăn rau xanh: Rau xanh có chứa nhiều chất xơ giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.
  • Ngũ cốc: Các loại hạt ngũ cốc, nhất là đậu nành để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bí ngô: Theo các nghiên cứu của Đại học Tufts, trong bí ngô có chứa chất giúp loại bỏ nguy cơ ung thư và tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân
  • Các loại rau: Rau trai, bí đao, hầu đậu cô, cà chua, củ cải, hương cô, khẩu ma, lăng bạch, khoai môn…
  • Các loại thực phẩm đều chứa chất oxy hóa nhưng các loại chứa nhiều nhất phải kể đến là: quả dâu, quả việt quất, mâm xôi, cam, óc chó, bông cải xanh, quế, sôcôla đen, đậu, đậu lăng…
  • Nước ép trái cây: Nước ép trái cây giàu dinh dưỡng và tăng cường các chất khoáng cho bệnh nhân đặc biệt là vitamin C. Những loại quả nên uống như: cam, kiwi, dâu tây,…

Ung thư vú nên tránh ăn:

  • Thịt đỏ như thịt bò, những thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại…. Thịt đỏ và thịt bò chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khoẻ nói chung chứ không phải ăn thịt bò sẽ nuôi tế bào ung thư mau phát triển.
  • Kẹo hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều đường bởi lương đường carbohydrates tinh chế trong thực phẩm sẽ làm tăng lượng glucose trong máu cao, cơ thể của giải phóng nhiều insulin – nâng cao mức độ estrogen và làm tăng nguy cơ ung thư vú trong tương lai.
  • Các thực phẩm chế biến sẵn bởi các hóa chất chất bảo quản trong các loại thịt được chế biến sẽ tạo thành các hợp chất gây ung thư, có hại cho người bệnh sau điều trị.
  • Các chất kích thích, rượu bia
  • Các loai thức ăn gây dị ứng vì chúng làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể như: baba, tôm, cua, rươi…

Xem thêm: “Cách kiểm tra nhận biết ung thư vú”

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người mắc ung thư vú

  • Lưa chọn thực phẩm dành cho người mắc ung thư vú cần chọn các loại thức phẩm tưởi sạch, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn cho người bệnh để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, các vi chất dinh dưỡng và các vitamin giúp cho cơ thể chống lại sự lão hóa, dọn các gốc tự do ngăn ngừa căn bệnh ung thư…
  • Sử dụng thực phẩm tươi đã được làm sạch và bảo quản trong điều kiện lạnh, tránh sử dụng thực phẩm ướp muối mặn, thực phẩm qua chế biến ở nhiệt độ cao, thực phẩm qua xào rán dầu mỡ nhiều lần.
  • Ăn uống phải điều đội, không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít
  • Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, giàu đường và lipid, nên ăn nhiều rau và hoa quả.
  • Tránh uống các nước uống có chứa cồn như rượu, bia… Có nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư gan với các loại đồ uống này.

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn điều trị ung thư vú

  • Để điều trị tốt nhất ung thư vú, người bệnh cần luôn ý thức được vai trò của cân nặng. Đảm bảo cơ thể có cân nặng lý tưởng trong thời gian tiến hành điều trị. Khi bệnh nhân chấp nhận phối hợp với phương pháp lựa chọn điều trị ung thư vú, nên cho bệnh nhân ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng.
  • Tăng cường chất dinh dưỡng cao trong khẩu phần, vitammin, dinh dưỡng. Đặc biệt là nhóm chất xơ, chất chống oxy hóa cần được cung cấp nhiều trước và sau các đợt điều trị nhằm giảm thiểu việc làm giảm tác dụng của các đợt truyền hóa chất, xạ trị… Các bữa ăn cũng nên được ăn trước hoặc sau 4 giờ trước hoặc sau khi điều trị.
  • Trong giai đoạn người bệnh tiếp nhận tiến hành phẫu thuật, truyền hóa chất, xạ trị, hoặc kết hợp các phương pháp điều trị làm cho bệnh nhân mệt mỏi, nôn nhiều… không thể cung cấp thức ăn bằng đường tiêu hóa, các bác sĩ điều trị sẽ chỉ định cho bệnh nhân nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch như truyền đường, đạm, điện giải… đảm bảo đủ mức dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Khuyến khích bệnh nhân ăn tự nguyện và chọn các món ăn, các thực phẩm theo sở thích của bệnh nhân, chế độ ăn lúc đầu cần cung cấp nhiều năng lượng được cung cấp từ tinh bột sau đó tăng dần lượng đạm, chất xơ nhằm đảm bảo tiêu hóa tốt cho bệnh nhân…

Lựa chọn được khẩu phần dinh dưỡng đảm bảo, hợp lý giúp người bệnh nâng cao tinh thần chiến đấu, giữ vững tinh thần lạc quan, đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển.

Bài viết liên quan