Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 27 tuổi, hiện tôi mới sinh con được 4 tháng và đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. 2 ngày nay, tôi thấy hiện tượng sưng, đau vú bên phải, đặc biệt khi cho con bú thì thấy vú sưng, đau hơn, khi ấn vào thấy có khối u gây đau nhão nhão, lúc căng sữa thì thấy cứng cứng. Hiện tượng đau vú diễn ra và gây đau nhất lúc căng sữa và giảm đi khi hết căng nhưng lại xuất hiện ngay sau khoảng vài tiếng, cảm giác rất khó chịu. Tôi mới thấy xuất hiện hiện tượng đau, ngứa núm vú thời gian gần đây, chưa đi khám và chữa trị. Tôi xin hỏi hiện tượng của tôi là bệnh lí gì, có phải hiện tượng đau đầu vú khi cho con bú lan vào trong không, liệu đó có phải bệnh u vú hay ung thư vú không.
Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
Chào Mai Ánh.
Theo các biểu hiện bạn mô tả về hiện tượng đau vú khi cho con bú của bạn mình có thể mô tả như sau:
Hiện tượng ngứa núm vú khi cho con bú
Một trong những khó khăn mà các bà mẹ thường gặp phải khi lần đầu cho con bú đó là hiện tượng đau nhức đầu ti.
Nguyên nhân 1
Tư thế sai do vị trí nằm không đúng của trẻ trong lúc bú là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng núm vú bị đau. Do đó nếu mẹ vẫn bị đau kéo dài hơn một phút khi cho bé bú, hãy thử kiểm tra tư thế của cả hai mẹ con. Bởi việc cho bé bú sai tư thế cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng đau, ngứa, rát đầu vú của người mẹ. Khi bé đã ở đúng tư thế, cằm và mũi bé phải chạm được vào ngực mẹ, và mẹ có thể nhìn thấy núm vú của mình hoặc phần quầng vú phía dưới miệng bé. Bạn cần chú ý việc cho bế bú đều cả 2 bên tránh hiện tượng bú lệc bên, hiện tượng đau vú bên phải của bạn rất có thể là do cho bé ti lệch về bên phải. Nếu trường hợp vị trí bú của bé chuẩn mà mẹ vẫn thấy đau núm vú thì rất có thể núm vú của mẹ bị khô. Lúc này, mẹ nên mặc các loại quần áo rộng và tránh rửa núm vú bằng xà phòng.
Nguyên nhân 2
Da khô, hút sữa không đúng cách. Trong tuần đầu tiên cho bé bú, núm vú của mẹ có thể bị nứt và chảy máu khi bé chưa bám ti tốt. Bạn nên kiểm tra nguyên nhân gây hiện tượng để có thể biết được nguyên nhân gây đau vú hoặc nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ để chuẩn đoán chính xác hơn
Cách giải quyết: Kiểm tra tư thế bú của bé, cần đảm bảo cho bé bú ở tư thế mà mẹ có thể nhìn thấy núm vú của mình hoặc phần quầng vú phía dưới miệng bé. Ngoài ra, mẹ hãy cố gắng cho bé bú thường xuyên trong thời gian ngắn. Khi bé ít đói, lực bú của bé sẽ nhẹ nhàng hơn.
Trước vấn đề này, các mẹ đừng cố gắng điều trị núm vú của mình bằng bất cứ loại hóa chất nào khác như xà phòng, nước rửa, nước hoa… bởi nó sẽ ảnh hưởng đến dòng sữa của mẹ. Mẹ chỉ nên rửa núm vú bằng nước sạch hoặc bôi sữa non rồi để khô tự nhiên. Các mẹ cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen 30 phút trước khi cho bú. Ngoài ra, một cách hữu hiệu nữa là hút sữa ra cho bé bú hoặc dùng miếng dán bảo vệ đầu ngực để tránh tình trạng bé nhay vú gây nứt da.
Nguyên nhân 3
Bệnh tưa lưỡi ở trẻ bị gây ra do một loại nấm tên là Candida. Dấu hiệu của bệnh nấm Candida ở người mẹ là núm vú đỏ, đau như bị ong châm khi cho trẻ bú, thậm chí khi chạm nhẹ vào cũng gây đau. Khi trẻ bú mẹ, trẻ rất dễ bị nhiễm nấm từ người mẹ và xuất hiện biểu hiện của bệnh tưa lưỡi. Các dấu hiệu khác bao gồm các bạt trắng ở mặt trong của má trong khoang miệng và ở lưỡi.
Cách giải quyết: Các tốt nhất là cả mẹ lẫn bé đều cần gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu bị bệnh. Bác sĩ sẽ kê đơn cho cả hai mẹ con để kháng nấm trên núm vú và trong miệng bé. Trong thời gian điều trị, tốt nhất mẹ không nên cho bé bú trực tiếp.
Hiện tượng thấy khối u
Theo miêu tả của bạn thì khối u nhão nhão và căng, giảm cùng cơn căng sữa rất có thể là biểu hiện của bệnh u bọc sữa. Bọc sữa hay còn đưuọc gọi là nang sữa. Nang sữa là một tuyến trong vú có vai trò tiết sữa và dự trữ sữa trong vú. Bệnh u bọc sữa là một dạng u ngực lành tính thường xuất hiện ở các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa và cho con bú liên tục. Hiện tượng u bọc sữa bản chất không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng nó lại gây nhiều khó chịu như hiện tượng căng, tức vú khi căng sữa, thậm chó nhiều người bệnh còn thấy xuất hiện hiện tượng sưng, đau. Người bệnh có thể ngừng cho con bú hoặc cai sữa nếu trẻ có thể ăn dặm, hiện tượng này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Ngoài ra, nếu không chịu được các hiện tượng mà u bọc sữa gây nên, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.
>> Có thể bạn quan tâm: Nang vú là gì