Thay đổi sợi bọc tuyến vú – Tất tần tật thông tin!

Một ngày nào đó khi bạn vừa tầm soát ung thư vú và nhận được kết quả “thay đổi sợi bọc tuyến vú”, bạn không hiểu bệnh này là gì? Hoặc bạn đã nghe qua căn bệnh này nhưng không biết bản thân mình liệu có mắc phải? Muốn biết nó có nguy hiểm, có phải là ung thư vú hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn, hãy cùng theo dõi nhé!

Thay đổi sợi bọc tuyến vú là gì?

Thay đổi sợi bọc tuyến vú hay còn gọi là xơ nang tuyến vú. Đây là một tình trạng lành tính, rất ít có nguy cơ trở thành ung thư, trong đó biểu hiện nổi bật nhất là cảm giác nổi cục.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến hơn một nửa phụ nữ trên Thế giới sẽ phát triển bệnh thay đổi sợi bọc tuyến vú vào một thời điểm nào đó trong đời. Đỉnh tuổi khi mắc bệnh này chủ yếu trong độ tuổi từ 30 tuổi đến trước thời kỳ mãn kinh. Nhiều phụ nữ mắc bệnh nhưng không hề có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào.

Hầu hết vú bị thay đổi sợi bọc đều không có hại hoặc gây nguy hiểm, tuy nhiên vẫn có thể gây một số triệu chứng khó chịu ở một số phụ nữ, khiến cho việc phát hiện ung thư vú trở nên khó khăn hơn.

Thông thường, thay đổi sợi bọc tuyến vú được chia làm 3 loại:

  • Dạng nang: Hình dạng chủ yếu gồm một hay nhiều khối u hình tròn hoặc bầu dục, kích thước to nhỏ khác nhau từ vài mm đến vài cm. Bao gồm một lớp vỏ nang bên trong chứa dịch.
  • Dạng hóa sợi: Hiếm gặp hơn, chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng số ca phát hiện. Cảm giác đau trước chu kỳ kinh nguyệt.
  • Dạng tăng sản biểu mô: Không chứa dịch bên trong, có cảm giác đau khi ấn vào khối u. Có sự thay đổi kích thước theo chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu việc khám lâm sàng phát hiện thay đổi sợi bọc tuyến vú có tăng sinh, tốt nhất nên theo dõi chặt chẽ và có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất, vì dạng này có thể nguy cơ trở thành ung thư vú.
Thay đổi sợi bọc tuyến vú là tình trạng lành tính đối với tuyến vú

Nguyên nhân thay đổi sợi bọc tuyến vú

Thay đổi sợi bọc tuyến vú có sự liên quan mật thiết đến các nội tiết tố có trong cơ thể, độ tuổi thường gặp nhất trong khoảng 30 – 45 tuổi và chủ yếu trước thời kỳ mãn kinh.

Nguyên nhân hiện nay vẫn chưa có sự xác định rõ ràng, tuy nhiên, sự mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là estrogen và progesteron làm cho các sợi bọc tuyến vú trở nên nhạy cảm, hình thành nên các khối sợi bọc tuyến vú hay còn gọi là xơ nang tuyến vú.

Sự mất cân bằng này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Do dùng thuốc, chế độ ăn uống bất thường chứa nhiều dầu mỡ, sử dụng thực phẩm biến đổi gen, chứa nhiều thuốc tăng trưởng, bảo vệ thực vật, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với chất hóa học độc hại, suy tuyến giáp, gia tăng prolactin tuyến yên,…

Phụ nữ thường xuyên stress, áp lực công việc, cuộc sống, mãn kinh sớm, tiền mãn kinh, dậy thì,…cũng có thể mắc phải.

Những biến đổi này thường thấy trong biến đổi lành tính, hiếm thấy trường hợp trở thành u ác tính (ung thư), nên người mắc phải không cần phải lo lắng quá nhiều.
Mất cân bằng nội tiết có sự liên hệ đến thay đổi sợi bọc tuyến vú

Các triệu chứng điển hình của thay đổi sợi bọc tuyến vú

Có thể thấy thay đổi sợi bọc tuyến vú có triệu chứng đa dạng và còn tùy thuộc nhiều vào kích thước của khối sợi bọc. Các triệu chứng thường gia tăng hơn khi càng gần đến kỳ kinh nguyệt. Một số triệu chứng thường thấy như:

  • Đau tức một hoặc cả 2 bên vú.
  • Căng tức.
  • Sờ thấy cục u.
  • Vú chảy dịch.
  • Kích thước vú bị thay đổi.

Đau vú

Hầu hết người bị thay đổi sợi bọc tuyến vú ít nhiều đều có cảm giác đau, căng tức tại vị trí tổn thương. Đau thường gia tăng hơn vào trước cho kỳ kinh nguyệt, khi va chạm.

Cơn đau diễn ra ở một hoặc cả hai bên vú, do sự nhạy cảm của các thành phần ống tuyến trước các kích thích của nội tiết tố.

1/4 trên- bên ngoài là vị trí thường đau nhiều nhất hoặc 1/2 vùng dưới vú, cơn đau đôi khi lan sang cả các vùng lân cận như nách, tay. Đau diễn ra trong vài ngày rồi hết hoặc đau tức liên tục, chỉ tăng lên khi gần đến kỳ kinh nguyệt.

Tác động một lực vào vú cũng có thể gây đau kể cả nhỏ nhất, kèm theo đói là cảm giác căng, hơi cứng vùng vú.

Căng tức

Triệu chứng căng tức có thể ở một hoặc hai bên vú, một bên vú sưng nhiều hơn bên kia hoặc sưng đều cả hai bên.

Sưng vú sẽ càng trở nặng hơn vào những ngày trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt do sự thay đổi nội tiết tố. Cảm giác sưng có thể hoặc không đi kèm với cơn đau.

Triệu chứng sẽ giảm bớt khi bắt đầu vào ngày đầu tiên khi có kinh và dần hết đi, vú trở nên mềm lại. Tuy nhiên, căng tức thường diễn ra theo chu kỳ kinh nguyệt, có nghĩa là sẽ diễn ra trở lại vào trước chu kỳ và cứ lặp đi lặp lại.

Sờ thấy cục u ở một hoặc hai bên vú

Khi sờ vào vú có thể cảm thấy được có cục u, u thường di chuyển được, không đau. Trong một số trường hợp có thể có sự khó chịu khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt, sẽ giảm bớt cảm giác khó chịu dần khi vào ngày kinh cho đến khi hết hẳn.

Tuy nhiên, nếu như khối u có kích thước nhỏ, khó sờ thấy, chỉ có thể phát hiện được bằng chụp nhũ ảnh, siêu âm.

Sự thay đổi kích thước, xuất hiện hoặc biến mất thường xuyên của một khối u là một trong những dấu hiệu thường dễ nhận thấy, phổ biến nhất đối với thay đổi sợi bọc tuyến vú.

Vú chảy dịch

Dịch tiết ra tại núm vú thường có màu nâu, xanh, đặc biệt không xuất hiện máu. Xuất hiện khi bóp, nắn vú, dính vào áo. Đây là triệu chứng hiếm gặp và thường dễ nhầm lẫn với ung thư vú.

Nếu dịch chảy ra tại núm vú có máu đi kèm, cần thận trọng và cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tốt nhất.

Kích thước vú bị thay đổi

Một bên vú hoặc cả hai bên trở nên phát triển bất thường, có các vùng tổn thương tại vị trí khối sợi bọc tuyến vú.

Dù bạn có gặp phải bất cứ tình trạng nào nói trên, tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa là vô cùng cần thiết vì thay đổi bọc tuyến vú có thể ảnh hưởng đến kết quả tầm soát ung thư vú, gây nhầm lẫn.

Một số triệu chứng còn có thể xuất hiện trên người bệnh ung thư.

Một số triệu chứng phổ biến nhất của thay đổi sợi bọc tuyến vú

Thay đổi sợi bọc tuyến vú có nguy hiểm không ?

Thay đổi sợi bọc tuyến vú là một trong những tình trạng lành tính đối với vú, tuy nhiên nếu việc khối u phát triển lớn, chèn ép các tế bào khu vực xung quanh, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe.

Các vấn đề thường gặp phải khi mắc thay đổi sợi bọc tuyến vú:

  • Một số tế bào biệt hóa thành tế bào ung thư tại vị trí sợi bọc thay đổi, khiến cho việc tầm soát ung thư vú trở nên khó phát hiện, từ đó gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
  • Nếu kích thước sợi bọc lớn, gây ra hiện tượng đau tức, khó khăn trong sinh hoạt, nhiều khi cơn đau rất lớn, không chịu được gây ảnh hưởng đến tinh thần, hoạt động.
  • Kích thước vú tăng không đồng đều, bên to, bên nhỏ, rạn da làm mất thẩm mỹ. Ảnh hưởng đến tâm lý, đặc biệt đối với chị em phụ nữ, khi ai cũng muốn cơ thể mình có một khuôn ngực đẹp.
  • Tắc ti sữa khi đang nuôi con, ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.
  • Gây tâm lý lo lắng, bất an: Nếu bản thân mắc phải một căn bệnh nào đó về vú, dù không nghiêm trọng, lành tính nhưng với tâm lý sợ “u vú” của chị em phụ nữ, rất dễ có tình trạng thường xuyên lo lắng, không biết nó có hình thành ung thư hay không? Lỡ hình thành ung thư thì sao? Lỡ mình xảy ra chuyện gì thì ai chăm sóc cho gia đình mình.v.v…
Tâm lý người phụ nữ thường bị ảnh hưởng lớn khi biết bản thân mắc u xơ nang tuyến vú

Cách chẩn đoán thay đổi sợi bọc tuyến vú?

Trước tiên, các bác sĩ sẽ thăm khám vú để đánh giá sơ bộ tình trạng vú hiện tại của bạn, kiểm tra các hạch bạch huyết dưới đòn, khu vực vú bất thường (nếu có), bệnh sử.

Quan sát vú, cơn đau để chẩn đoán sơ bộ.

Để chắc chắn hơn trong kết quả chẩn đoán, có thể thực hiện chụp nhũ ảnh. Thường thực hiện nếu bác sĩ phát hiện có khối u vú cộm lên. Bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh nhận được để giải thích kết quả cho bạn.

Đi cùng với chụp nhũ ảnh là siêu âm vú. Dựa vào siêu âm có thể quan sát được bên trong khối u có chứa dịch lỏng hay là khối u rắn.

Chẩn đoán cuối cùng nhất vẫn là giải phẫu bệnh lý và sinh thiết, sinh thiết được thực hiện khi bác sĩ cảm thấy các kết quả kiểm tra trước đó không chuẩn xác, cần thực hiện thêm để xác định hoặc nghi ngờ có tế bào ung thư. Một mẫu mô rất nhỏ sẽ được lấy ra và tiến hành phân tích dưới kính hiển vi.

Dù là bạn thực hiện phương pháp chẩn đoán nào, có thể an tâm rằng các phương pháp kể trên đều an toàn và không gây đau đớn.

Siêu âm là một trong những phương pháp phổ biến trong thăm khám vú.

Điều trị thay đổi sợi bọc tuyến vú bằng cách nào?

Hầu hết phụ nữ mắc xơ nang vú (thay đổi sợi bọc tuyến vú) đều không cần điều trị xâm lấn tại bệnh viện, điều trị tại nhà thường vừa đủ để giảm các cơn đau và khó chịu.

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ nếu các cơn đau làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của bạn.

Có thể sử dụng thêm thuốc tránh thai hoặc ngưng thuốc: Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai và đó là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một liệu pháp khác an toàn hơn. Một số thuốc tránh thai có thành phần nội tiết tố giúp cân bằng nội tiết trong cơ thể nên vẫn có thể sử dụng, tất nhiên, nên hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Các thuốc hormone làm cân bằng sự rối loạn nội tiết tố như Tamoxifen hoặc Danazol thường được bác sĩ chỉ định khi cần thiết.

Điều trị bằng phẫu thuật hoặc chọc hút

Phẫu thuật cắt bỏ: Hiện nay ít áp dụng do có nhiều nhược điểm như tạo sẹo xấu, đau đớn hậu phẫu.

Chọc hút bằng kim nhỏ: Các bác sĩ chủ yếu dùng một đầu kim nhỏ, chọc vào khối u, thông qua siêu âm để theo dõi, hút các chất dịch chứa bên trong vùng thay đổi sợi bọc tuyến vú, loại bỏ hoặc thu nhỏ kích thước. Ưu điểm của phương pháp này là không để lại sẹo lớn hay biến dạng vú, ít gây đau đơn hơn.

Điều chỉnh lối sống

Một chế độ ăn lành mạnh ít chất béo và các thức ăn nhanh giúp hạn chế rất nhiều sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Nên tăng cường sử dụng các thực phẩm thiên nhiên hoàn toàn lành mạnh một cách điều độ, khoa học như các loại rau củ quả, sử dụng thịt, cá, hải sản cần có sự điều độ. Không nên sử dụng một loại thực phẩm nào với mật độ thường xuyên, quá nhiều.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng caffeine làm tăng nguy cơ rối loạn nội tiết tố, gây tăng các triệu chứng của bệnh u vú lành tính, chính vì thế, nên hạn chế sử dụng các thức uống chứa caffeine như trà, cà phê.

Mặc áo ngực thoải mái, đúng kích cỡ, không được quá chật hoặc quá rộng, nếu có thể hãy sử dụng áo ngực thể thao bằng vải bông để hạn chế các khó chịu trong quá trình vận động.

Chườm ấm hoặc mát lên các vị trí bị đau tức, khó chịu trên vú, mặc dù không giúp triệu chứng hết hoàn toàn tuy nhiên có thể làm giảm các cơn đau. Nên cho nước ấm (hoặc mát) vào túi chườm rồi đặt lên vị trí đau. Không nên để đá lạnh trực tiếp trên vú.

Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết tố là lựa chọn hàng đầu khi mắc thay đổi sợi bọc tuyến vú

Nhũ Đan cải thiện tình trạng thay đổi sợi bọc tuyến vú hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng các liệu pháp điều trị trên, để hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng khi thay đổi sợi bọc tuyến vú, chị em phụ nữ có thể sử dụng sản phẩm Nhũ Đan. Đây là dòng sản phẩm với thành phần thiên nhiên, gồm cây trinh nữ Châu Âu, bồ công anh, khổ sâm bắc,…hỗ trợ làm giảm kích thước, giảm các triệu chứng đau tức.

Thành phần chính của của Nhũ Đan được chiết suất từ cây Chasterberry, được nghiên cứu khoa học có công dụng làm điều hòa được sự rối loạn của hormone, từ đó giúp giảm các triệu chứng đau, khó chịu do sợi bọc tuyến vú gây nên. Đồng thời phòng ngừa nguy cơ hình thành nên các khối u lành tính trên vú.

Nhũ Đan là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam sử dụng thành phần từ cây trinh nữ Châu Âu do chuyên gia ung thư tại Việt Nam và Mỹ – TS.BS Hoàng Xuân Ba nghiên cứu và phát triển.

Các thành phần khác gồm chiết suất bồ công anh, khổ sâm bắc, 3,3 – Diindolylmethane (DIM), Methyl sulfonyl methane (MSM) giúp chống viêm, hỗ trợ giảm kích thước khối u, hạn chế sự phát triển của các tế bào lạ trong cơ thể.

Nhũ Đan – Sản phẩm hỗ trợ điều trị thay đổi sợi bọc tuyến vú

Dưới đây là video dấu hiệu nhận biết và cách điều trị u vú lành tính 

Lời kết

Thay đổi sợi bọc tuyến vú có thể thấy chỉ là một hiện tượng rối loạn trong cơ thể mà gần như người phụ nữ nào cũng mắc phải một lần trong đời, chính vì thế, bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng hay hoảng loạn. Hãy thường xuyên thăm khám, tầm soát ung thư, chế độ ăn uống điều độ, một lối sống lành mạnh sẽ luôn phòng ngừa được bệnh tật.

Tham khảo:

https://www.healthline.com/health/fibrocystic-breast-disease#risks

https://www.breastcancer.org/symptoms/benign/fibrocystic-changes

Bài viết liên quan