Đa nang tuyến vú là trường hợp xuất hiện nhiều khối u nang trên vú. Đây là tình trạng phổ biến thường gặp ở chị em phụ nữ. Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng đa nang tuyến vú hãy đọc nội dung bên dưới. Những thắc mắc về đa nang tuyến vú được giải đáp tại đây.
Đa nang tuyến vú là gì?
Giải thích đơn giản, đa nang tuyến vú là trường hợp xuất hiện nhiều khối u nang ở một hay cả hai bầu vú. Khối đa nang này xuất hiện dưới dạng cụm gồm nhiều các u nang nhỏ với nhiều kích thước to nhỏ không đều nhau. Đa nang được ví như một chùm bong bóng với những quả bóng nhiều kích thước to nhỏ khác nhau.
Cụ thể hơn đa nang tuyến vú là các cụm khối u nang bên trong có chứa chất lỏng và được ngăn cách nhau bởi các vách ngăn xen kẽ mỏng với các kích thước từ cực nhỏ, nhỏ, đến lớn như sau:
- Nang kích thước cực nhỏ- (được gọi là vi nang): Không hình thấy trên hình ảnh siêu âm hay chụp nhũ ảnh mà chỉ nhìn thấy khi mô được xem xét qua kính hiển vi.
- Nang kích thước nhỏ: Các vi nang có thể phát triển lớn thành các nang có kích thước nhỏ tầm 1- 2 cm, cỡ tầm viên bi ve. Với kích thước này có thể thấy rõ qua hình ảnh siêu âm.
- Nang kích thước lớn: kích thước nang có thể lên đến 4-5cm, cỡ bằng lòng đỏ trứng gà khi đó có thể sờ thấy qua da khi bạn tự kiểm tra vú hay thăm khám.
Các khối u nang thường có hình tròn hoặc hình bầu dục nếu to có thể sờ thấy qua da như những quả bóng nhỏ lẩn dưới da có thể di chuyển được, khi chạm vào cũng có thể mềm. Nếu đa nang phát triển to nữa thì không chỉ sờ cảm thấy các cục lợn cợn mà nó còn nhô lên gây mất thẩm mỹ và đau khó chịu ở ngực.
Phụ nữ hay gặp đa nang tuyến vú thường trong độ tuổi tiền mãn kinh tầm 40- 45 tuổi. Tuy nhiên nó vẫn xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nữa.
Nguyên nhân của đa nang tuyến vú là gì?
Trên thực tế, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra đa nang tuyến vú. Một nguyên nhân được đề cập đến là sự phát triển của u nang vú bắt nguồn từ các tuyến bao quanh ống dẫn sữa khiến chúng bị ngập trong dịch. Sự phát triển quá mức của các tuyến này cùng với các mô liên kết làm tắc nghẽn ống dẫn sữa, làm cho chúng sưng lên và chứa kèm theo chất lỏng bên trong.
Một nguyên nhân khác cho rằng đa nang vú có thể so sự thay đổi nội tiết tố từ chính kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Nguyên nhân này được giải thích là do sự tăng mẫn cảm ở các vùng nhất định của tổ chức tuyến vú đối với Estrogen. Do đó sự thay đổi hormone hàng tháng liên quan đến kỳ kinh nguyệt thường khiến các u nang lớn hơn, trở nên đau và dễ nhận thấy hơn. Các u nang của khối đa nang cũng có xu hướng tự mất đi sau 1, 2 chu kỳ kinh nguyệt.
Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Tóm lại chưa có kết luận về nguyên nhân của đa nang tuyến vú nhưng dựa trên các thống kê của những ca đã từng bị mà họ đưa ra các yếu tố nguy cơ gây đa nang tuyến vú. Các yếu tố nguy cơ như sau:
- Độ tuổi: Phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi.
- Tuổi kinh nguyệt: Phụ nữ mãn kinh sau 55 tuổi hoặc phụ nữ có kinh sớm trước 10 tuổi.
- Sinh con: Phụ nữ chưa có con hoặc sinh con đầu lòng trên 35 tuổi hoặc không cho con bú.
- Tiền sử bệnh án: Những phụ nữ đã từng bị u nang vú, đa nang vú trước đây. Hoặc đã từng được chẩn đoán mắc bệnh về buồng trứng: u xơ, u nang buồng trứng…
- Yếu tố môi trường: Phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, tia xạ.
- Chế độ ăn uống: Nếu bạn chế độ ăn uống không lành mạnh như thực phẩm ăn nhanh, nhiều mỡ, ít rau… thì cũng nằm nguy cơ cao.
- Chất kích thích: sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia cũng có bị ảnh hưởng.
- Béo phì: sau mãn kinh, phụ nữ mắc chứng béo phì có nguy cơ bị cao bị đa nang tuyến vú.
☛ Giải đáp thông tin: Đa nang tuyến vú có nguy hiểm không?
Làm thế nào để biết mình bị đa nang tuyến vú?
Đa nang tuyến vú là xuất hiện các khối u nang trong người. Dựa vào các phản ứng gây đau hay nổi cục trên vú mà có nhận nhận biết được mình có bị hay không. Tuy nhiên không phải lúc nào khối đa nang cũng gây đau hay nổi cục để chúng ta nhận thấy.
Sau đây là các dấu hiệu đa nang tuyến vú thường gặp cũng như cách nhận biết từ tự khám vú, thăm khám chẩn đoán.
Các dấu hiệu đa nang tuyến vú thường gặp
- Xuất hiện các cục cứng trong vú. Nếu các u nang đủ lớn để có thể sờ thấy, nó thường tròn và có thể di động dưới da. Bạn có thể thấy khi sờ nắn ngực bạn có thể thấy những khối cục tròn hơi mềm như quả nho.
- Đau vú, đau ở xung quanh khu vực có xuất hiện các cục cứng.
- Vú có dấu hiệu căng cứng, nổi cục ở vú và tăng kích thước gần ngày có kinh nguyệt hàng tháng, sau kinh nguyệt lại giảm kích thước.
- Tình trạng đau vú và nổi cục có thể tăng hơn và thuyên giảm ở những thời điểm khác nhau trong chu kì kinh nguyệt hàng tháng.
- Cũng có trường hợp có thể tiết dịch trong, vàng, màu rơm hoặc nâu sẫm ở núm vú.
Nếu bạn nhận thấy điều bất thường này khi tự kiểm tra vú và nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác.
Tự kiểm tra vú
Dựa vào các dấu hiệu trên bạn có thể tự khám vú để kiểm tra các cục cứng nổi trên ngực cùng với các biểu hiện khác như đau hay tiết dịch ở núm vú. Bạn có thể tự kiểm tra vú khi tắm đứng trước gương, hoặc khi nằm trên giường thư giãn với động tác tay như sau:
Áp sát toàn bộ lòng bàn tay lên từng bầu ngực di chuyển theo chiều kim đồng hồ, từ ngoài vào trong đến sát núm vú. Dùng tay chuyển động từ từ với lực vừa phải. Nếu thấy cục u độn lên dùng 2 ngón tay xác định vị trí và ghi nhớ chỉ cho bác sĩ khi đi thăm khám.
Xem cụ thể: Hướng dẫn tự khám vú để phòng ngừa u vú
Thăm khám chẩn đoán từ bác sĩ
Trong quá trình bác sĩ kiểm tra vú, chú ý hơn những vùng mà bạn lưu ý chỉ cho bác sĩ. Cùng với đó bác sĩ cũng sẽ kiểm tra toàn bộ hai vú để xem còn có những vùng có cục u hoặc thay đổi bất thường khác nữa không.
Bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm thông tin về tiền sử bệnh án của bạn bao gồm các triệu chứng hiện tại và trước đây của bạn, sức khỏe tổng thể của bạn, các bệnh nền khác mà bạn có, và bất kì các yếu tố nguy cơ nào đối với ung thư vú. Bạn càng cung cấp đầy đủ các câu hỏi liên quan đến bệnh án thì sẽ giúp ích cho việc chẩn đoán của bác sĩ.
Xác xét nghiệm hình ảnh sẽ được bác sĩ chỉ định. Thông thường là siêu âm, sau đó có thể là chụp X quang, hay chụp cộng hưởng từ MRI. Tùy vào tính chất khối đa nang cùng với những yếu tố nguy cơ khác nhau mà sẽ có chỉ định bổ sung.
Dựa vào thăm khám sơ bộ, tiểu sử bệnh án cùng các kết quả xét nghiệm hình ảnh bác sĩ có chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Điều trị đa nang tuyến vú như nào?
Về bản chất, đa nang tuyến vú cũng như u nang tuyến vú là khối chứa đầy dịch và thuộc nhóm u lành tính, không gây nguy hiểm cho người bệnh.Thông thường đa nang tuyến vú bác sĩ sẽ chỉ định là không điều trị gì cả mà chỉ theo dõi khám định kỳ.
Tuy nhiên, nếu bệnh có dấu hiệu biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật. Đối với những khối u nang lớn, bác sĩ có thể tiến hành chọc hút khối u để làm rỗng khối u, giúp giảm các triệu chứng đau.
Nếu khối u nang kích thước lớn gây chèn ép nhiều tổ chức xung quanh, gây ra các triệu chứng như căng tức ngực, nặng ngực, đau nhiều hay làm mất sự cân bằng hai bên vú thì khi đó người bệnh nên cân nhắc phẫu thuật.
Đa nang tuyến vú có tái phát không?
Nếu bạn đã phẫu thuật để loại bỏ các khối u nang của đa nang tuyến vú, chắc chắn bạn sẽ có các cuộc hẹn để kiểm tra tái khám. Việc kiểm tra này là rất quan trọng, nó giúp để biết được việc loại bỏ đa nang đã hoàn thiện chưa.
Thực tế là khối đa nang bao gồm cả một nhóm các nang khác nhau gọi là chùm nang. Chùm nang này có nhiều nang có kích thước khác nhau từ siêu nhỏ đến lớn. Khi loại bỏ khối đa nang thì chỉ loại bỏ được các nang to nhìn thấy, còn nang nhỏ sẽ khó bóc tách hết hoàn toàn được. Dẫn đến tình trạng tái phát.
Mẹo làm giảm đau do triệu chứng của đa nang tuyến vú
Vì đa nang tuyến vú thông thường được chỉ định là theo dõi, bóc tách các khối đa nang là phương án sau cùng. Thế nên người bệnh thường phải chịu các cơn đau, khó chịu mà khối đa nang gây ra.
Dưới đây là một số mẹo và thủ thuật có thể giúp bạn giảm thiểu sự khó chịu liên quan đến đa nang tuyến vú:
- Mặc áo lót thoải mái, không mặc chật quá. Áo lót giúp nâng đỡ ngực vừa phải, giúp bạn thoải mái hơn và bớt khó chịu.
- Chườm ấm hoặc chườm lạnh trên vú cũng có thể giúp giảm đau và khó chịu do khối đa nang vú gây nên.
- Tránh sử dụng các thực phẩm có chứa caffein như cafe, trà, sô cô la… giúp thuyên giảm các triệu chứng đau vùng ngực. Đây là chia sẻ từ một số phụ nữ bị đa nang, u nang tuyến vú.
- Giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày sẽ giảm các triệu chứng liên quan đến đa nang tuyến vú
- Giảm mỡ, giảm đường cũng giúp tình trạng đau ngực thuyên giảm.
- Sinh hoạt hợp lý khoa học: ăn ngủ đủ và đúng giờ, ăn đủ dinh dưỡng bổ sung thêm rau xanh, tập thể dục đều đặn.
- Tinh thần thoải mái.
- Nếu đau ngực do các khối đa nang bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen, naproxen, v.v.
Nhũ đan hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát đa nang tuyến vú
Bạn có thể lựa chọn phương pháp vừa tác động được lên khối u mà không cần phẫu thuật, vừa có thể ngăn ngừa tái phát. Đó là sử dụng Nhũ Đan trong hỗ trợ điều trị đa nang tuyến vú. Nhũ Đan với thảo dược 100% cùng cơ chế như sau:
- Để tấn công được vào khối u nang, đa nang tuyến vú, Bồ công anh và Khổ sâm bắc tác động mạnh và trực tiếp lên các tế bào u vú. Ngoài ra, DIM và MSM còn giúp giảm đau, tác động vào khối u, làm giảm kích thước khối u. Kết hợp chúng với nhau sẽ giúp tăng hiệu quả giảm kích thước u xơ.
- Để ngăn ngừa tái phát các khối u nang, đa nang tuyến vú, người ta chọn loại thảo dược có thể giúp cơ thể tự cân bằng nội tiết một cách tự nhiên. Hiện nay Trinh nữ Châu Âu là một trong số ít loại dược liệu có khả năng cân bằng estrogen và progesterone theo hướng giúp giảm kích thước u vú.
Phương pháp kết hợp các thảo dược này với nhau có thể kiểm soát u nang, đa nang tuyến vú rất tốt. Khắc phục được những hạn chế của các phương pháp điều trị hiện nay đang gặp phải.
Để tìm danh sách nhà thuốc có bán Nhũ Đan tại tỉnh thành của mình, bạn có thể ấn vào TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về bệnh u tuyến vú và sản phẩm Nhũ Đan, vui lòng gọi về tổng đài 1800 1152 (miễn cước). Hoặc kết nối Zalo để được tư vấn: 0968 053 352