Nếu bạn bị đau nhức vú khu vực gần nách, có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm không nên bỏ qua. Hãy đọc để cảnh giác và nghe lời khuyên từ uxotuyenvu.vn nhé.
Vị trí vùng vú gần nách
Về mặt lâm sàng, vú được chia thành các góc phần tư. Vùng vú gần nách được gọi là là phần mở rộng của phần tư bên ngoài phía trên của vú hay còn gọi là “đuôi” của vú.
Tại vùng đuôi vú này cũng có các hạch bạch huyết như ở các phần khác của vú.
Nhưng đôi khi bệnh nhân miêu tả vùng vú gần nách là phần góc phần tư bên ngoài phía trên – (phần “upper outer” trên hình) chứ không phải là phần mở rộng- đuôi vú (phần “tail of spence” trên hình).
Khi bạn bị đau nhức vùng vú gần nách thì nó cũng có thể do căng cơ hay cũng có thể là cảnh báo của một số tình trạng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng hoặc ung thư vú.
Đau nhức vú gần nách là do đâu?
Bạn bị đau ở vùng vú gần với nách. Cơn đau có thể ở một hoặc cả hai bên vú. Nó có thể là một cơn đau rát, như kim châm hoặc như dao đâm, hoặc cảm giác căng tức. Đôi khi là thấy cục cứng nổi lên.
Với một số bạn gái khi đến kỳ kinh nguyệt có thể bị đau ngực, có thể là đau bất kỳ chỗ nào trên ngực, toàn ngực căng cứng, đầu ti, đau vú vị trí gần nách… Trong trường hợp này, đau ngực và đau vùng nách của bạn có thể là nguyên nhân thay đổi nội tiết tố. Cũng với nguyên nhân tương tự khi mang thai một số mẹ bầu có thể sẽ bị đau ngực vùng nách gần vú. Lúc này bạn không cần phải lo lắng quá, qua kỳ kinh hay qua giai đoạn thai nghén việc đau nhức này sẽ tự hết.
Tuy nhiên cũng do vùng nách chứa nhiều cấu trúc giải phẫu quan trọng khác nhau bao gồm dây thần kinh, mạch máu, hạch bạch huyết, mô vú, tuyến mồ hôi và cơ. Chính vì thế mà đau vú gần nách cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý dưới đây.
Căng cơ có thể liên quan đến việc đau ở vùng vú gần nách
Nách và vùng ngực có một số cơ bám vào khung xương sườn như cơ ngực giúp kiểm soát chuyển động của cánh tay. Giống như các cơ khác trên cơ thể, bạn có thể bị căng cơ vùng nách khi vận động quá sức, chẳng hạn như nâng vác vật nặng.
Nếu gần đây bạn có những hoạt động mạnh quá sức ở phòng tập gym hay chơi quần vợt, tập tạ, bóng chuyền hoặc bóng chày, thì cơn đau vùng ngực gần nách này rất có thể là do căng cơ.
Vì tình trạng căng cơ thường biểu hiện rất rõ ràng, hãy cố gắng nhớ xem liệu bạn có bị đau đột ngột trong một buổi tập gần đây hay không.
Cần phải làm gì trong trường hợp này? Nghỉ ngơi ngừng các hoạt động mạnh cho đến khi bạn thấy ổn và hạn chế vận động tay trong thời gian này.
Đau ngực gần nách có thể do sưng hạch bạch huyết
Trong một số trường hợp, cơn đau vú gần nách có thể là do hạch bạch huyết bị sưng lên do nhiễm trùng viêm ở gần nách. Hoặc cũng có thể từ những thay đổi trong mô vú xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Các hạch bạch huyết (hay còn gọi là hạch lympho) là một phần của hệ thống miễn dịch chúng giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách tấn công và tiêu diệt vi trùng được dịch bạch huyết mang theo.
Trong trường hợp này kèm với đau nhức, bạn có thể xuất hiện các cục u ở vùng vú giáp nách gọi là nổi hạch. Đây có thể là tình trạng viêm nhẹ tạm thời. Nhưng cũng có thể hạch nổi lên liên quan đến các khối u xơ, u nang tuyến vú, giãn ống dẫn sữa…
Bạn cần làm gì với trường hợp này?
Cần phải xác định nguyên nhân của trường hợp này, mặc dù việc đau vú vùng gần nách do viêm nhiễm trùng hay liên quan đến khối u nang u xơ cũng chưa cần phải điều trị ngay mà chỉ cần theo dõi. Tuy nhiên cần phải đi khám để bác sĩ cho lời khuyên hay kê thuốc giảm đau chống viêm.
☛ Đọc thêm: Những điều cần biết về nổi hạch ở vú
Đau ngực gần nách có thể là dấu hiệu bệnh ung thư vú
Ung thư vú có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của vú, nhưng vị trí phổ biến nhất là phần trên, bên ngoài của vú. Nó có thể nằm gần bề mặt hoặc sâu hơn bên trong vú, gần với thành ngực. Nó cũng có thể xảy ra ở vùng nách, nơi có nhiều mô vú hơn hay còn gọi là “đuôi” của vú.
Theo thống kê thì ung thư vú xuất hiện ở góc phần tư bên trên phía ngoài của vú (vùng gần nách) chiếm tỉ lệ cao hơn các phần còn lại.
Ung thư tuyến vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Nó thường không gây ra các triệu chứng trong giai đoạn đầu, nhưng nếu bạn cảm thấy một cục cứng khi sờ nắn khu vực vú giáp nách thì hãy cảnh giác với ung thư vú. Cảnh giác chứ không phải là xác định là bạn đã mắc ung thư vú. Vì ngoài ra còn có thể có các triệu chứng như sưng và đau các cục ở nách, có thể lan xuống cánh tay, cũng như đau, đỏ hoặc tiết dịch từ núm vú… Và để xác định thì bạn cần đi khám mới có thể biết được.
Cần phải làm gì trong trường hợp này?
Đi thăm khám để bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm liên quan để chuẩn đoán chính xác. Các xét nghiệm này có thể bao gồm: Siêu âm tuyến vú, chụp X quang, hay có thể làm xét nghiệm di truyền để kiểm tra trong trường hợp có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
Với mục đích tầm soát ung thư vú, hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ từ 45 tuổi trở lên nên chụp X-quang tuyến vú hàng năm. Và cũng khuyên những phụ nữ có nguy cơ cao (những người có tiền sử gia đình bị ung thư vú) nên chụp MRI và chụp X-quang tuyến vú hàng năm bắt đầu từ 30 tuổi, tùy thuộc vào từng cá nhân và lời khuyên của bác sĩ.
☛ Thông tin cho bạn: Tầm soát ung thư vú ở đâu uy tín?
Đau nhức vú ở gần nách trái có thể liên quan đến tim
Nếu bạn đau vú ở vùng gần nách bên trái, thì đó có thể là dấu hiệu của đau thắt ngực, đây là một vấn đề về lưu lượng máu nghiêm trọng có thể dẫn đến đau tim. Và cần được lưu ý nghiêm túc.
Tuy nhiên, vì nách bên trái cũng có thể có các nguồn đau giống như bên phải, nó vẫn có thể liên quan đến bất kỳ vấn đề nào khác được đề cập bên trên. Vì vậy, đừng vội đi đến bất kỳ kết luận nào.
Nhắc lại với đau vú gần nách bên trái. Vì tim nằm ở gần bên ngực trái, nên việc đau này có thể liên quan đến bệnh lý về tim như đau thắt ngực. Đau thắt ngực là một thuật ngữ chỉ tình trạng đau ngực do máu đến một phần của tim kém, làm mất oxy của cơ. Nó có thể xuất hiện trong khi tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất khác và giảm dần khi nghỉ ngơi, nhưng nó cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể cả khi bạn đang nghỉ ngơi. Các triệu chứng khác kèm theo có thể bao gồm mệt mỏi, đau giống như chứng khó tiêu và khó thở.
Mặc dù cơn đau thắt ngực thường bắt nguồn từ ngực xung quanh tim của bạn, nó có thể lan ra cánh tay, lưng, vai, cổ, hàm và nách của bạn.
Bạn cần làm gì trong trường hợp này?
Nếu cơn đau chỉ xảy ra trong các đợt căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần và giảm bớt khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc, thì đó có thể là cơn đau thắt ngực ổn định. Điều này có thể được kiểm soát bằng cách kết hợp thay đổi lối sống và các loại thuốc như aspirin hoặc statin.
Nếu cơn đau xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi và không cải thiện khi dùng thuốc, đó có thể là cơn đau thắt ngực không ổn định. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế và cần phải nhập viện ngay lập tức để ngăn chặn cơn đau tim.
Trong cả hai trường hợp, bạn cần phải đi khám ngay. Bác sĩ sẽ có những xét nghiệm và chuẩn đoán chỉ định riêng cho bạn.
Bạn cần phải làm gì khi đau vú gần nách?
Như trên đã có những lời khuyên cho bạn với từng trường hợp đau vú gần nách với nguyên nhân khác nhau. Sau đây uxotuyenvu.vn cũng kê lại những cách cải thiện hiệu quả cho bạn khi chưa thể đi khám ngay được.
Cải thiện giảm đau tại nhà
- Mặc áo có tay rộng hoặc không gò bó, áo ngực vừa vặn.
- Tránh các hoạt động có thể làm trầm trọng thêm cơn đau như vươn người hoặc kéo giãn cơ.
- Dùng đá để chườm giúp làm tê cơn đau và giảm sưng hoặc cũng có thể chườm nóng để thư giãn cơ.
- Chế độ ăn: giảm lượng chất béo, giảm caffeine, không uống rượu có thể giúp bạn giảm đau.
- Lưu ý các triệu chứng khác như sốt hoặc sưng hạch mà dường như không nhỏ đi hoặc sờ vào thấy đau thì phải đi khám càng sớm càng tốt.
Đi khám để được chẩn đoán chính xác
Hãy đi thăm khám nếu có các hiện tượng sau
- Đau không cải thiện sau 48 đến 72 giờ chăm sóc tại nhà.
- Càng ngày càng đau hơn, không thuyên giảm cùng với sưng và phát đỏ.
- Khó cử động vai hoặc cánh tay.
- Đau vùng vú gần nách cùng với xuất hiện bất kỳ cục u hoặc vết sưng nào đang phát triển hoặc trở nên càng lúc càng đau.
Một số trường hợp cần đi cấp cứu ngay lập tức
Bạn cần phải vào viện với trường hợp cấp cứu nếu:
- Đau ngực hoặc đau ngực lan đến vai và cánh tay trái của bạn
- Sốt trên 39 độ
- Có xuất hiện mủ ở bất kỳ khu vực nào: vùng sưng đỏ hay núm vú…
- Đau dữ dội gây khó thở
- Khó thở
Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn. Nếu còn bất kì thắc mắc gì liên quan đến đau ngực, hay các bệnh lý liên quan đến tuyến vú bạn có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 18001152 hoặc để lại phản hồi bên dưới để được giải đáp. Chúc bạn sức khỏe!