Hơn 50% phụ nữ trưởng thành mắc bệnh u vú, bệnh ung thư vú là bệnh có tỉ lệ tử vong cao thứ 2 trong các bệnh lý giới tính ở phụ nữ. Tự kiểm tra vú thường xuyên là cách để giúp sớm phát hiện và tầm soát kịp thời ung thư vú. Chưa có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể phát hiện sớm bệnh ung thư vú, việc kiểm tra vú kết hợp với các phương pháp sàng lọc khác có thể giúp phát hiện sớm và nhiều khả năng điều trị thành công. Vậy tự kiểm tra vú như nào? Bạn có thể hoàn toàn làm được ở nhà qua hướng dẫn dưới đây.
Tự kiểm tra vú – chiến lược tầm soát ung thư vú
U vú là bệnh lý khá phổ biến, bệnh được chia làm 2 dạng u lành tính và u ác tính. U lành tính có nhiều dạng khối u, mỗi khối u có một kiểu biểu hiện khác nhau, u ác tính tuy nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng lại thường có diễn biến âm thầm, không biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh dễ nhầm lẫn hay bỏ qua hiện tượng bệnh khiến bệnh có cơ hội tiếp tục phát triển gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Phát hiện sớm u vú qua biểu hiện của khối u không chỉ giúp người bệnh hạn chế được những khó chịu của khối u lành mà còn giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh ung thư vú lên tới 90%.
Bạn có biết trên thực tế, siêu âm ngực bỏ sót ít nhất 10% trường hợp ung thư vú. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy một khối u nhưng lại không thấy xuất hiện trên hình ảnh chụp quang tuyến vú, hãy nhắc rõ hơn với sĩ để lưu ý tiếp theo vào chu kì kinh kế tiếp. Trong một số trường hợp khối u sẽ xuất hiện với kích thước lớn hơn và rõ nét khi siêu âm sau đó 1 2 tháng. Chính vì vậy nếu bạn cảm thấy cục cứng bất thường hãy có những bước tiếp theo để xác định đúng hay không.
Tự kiểm tra vú là một phần trong chiến lược tầm soát ung thư vú
Hãy luôn giữ thói quen tự kiểm tra vú vì đây là bước đầu tiên và quan trọng trong việc tầm soát ung thư vú. Khi bạn tự kiểm tra vú thường xuyên, bạn sẽ càng rõ hơn về ngực của mình và bạn càng dễ dàng nhận ra nếu có điều gì đã thay đổi. Mỗi tháng 1 lần hoặc có thể nhiều hơn, bạn sẽ quen dần với hình dáng khuôn ngực cũng như cảm giác bình thường của vú. Nên tự kiểm tra vú vài ngày sau khi kỳ kinh kết thúc, khi vú của bạn ít có khả năng bị sưng và mềm hơn. Nếu bạn không còn kinh nguyệt nữa (giai đoạn mãn kinh), hãy chọn một ngày dễ nhớ, chẳng hạn như ngày đầu tiên hoặc ngày cuối cùng của tháng.
Biểu hiện khi tự khám vú giúp nhận biết vú bất thường!
Trước khi đọc hướng dẫn cách tự kiểm tra vú ở nhà, bạn hãy tìm hiểu về trạng bình thường của vú và tình trạng bất thường thì như thế nào?
Bạn có thể cảm thấy đau nhức khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Rất nhiều chị em cảm thấy đau nhức ở vú trong khoảng thời gian trước hoặc trong chu kỳ kinh. Đây là hiện tượng bình thường và thường cơn đau sẽ tự biến mất. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc chỉ đau nhức ở một khu vực cụ thể trên ngực hay đau nhức ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đi khám để được kiểm tra kịp thời.
Ngực của bạn có thể xuất hiện một số sự thay đổi về kích thước, màu sắc (tối và thâm hơn) vào những thời điểm khác nhau trong cuộc sống của bạn. Chẳng hạn như, khi bạn đến chu kỳ kinh nguyệt hay khi bạn mang thai, nguyên nhân chính là do hormone. Đây cũng là điều hoàn toàn bình thường.
Bất thường là khi bạn thấy xuất hiện kết hợp 1 vài các biểu hiện sau:
- Đau vú, tức ngực (đặc biệt là giai đoạn sắp tới chu kì kinh nguyệt)
- Ngực sưng, da vú nhạy cảm hơn.
- Núm vú thay đổi dễ sưng hay ngứa mỗi chu kì kinh nguyệt.
- Núm vú có dấu hiệu bất thường, tụt vào.
- Da vú có sự thay đổi bất thường về màu sắc.
- Da vú thay đổi, xuất hiện hiện tượng sùi vỏ cam.
- Kích thước vú thay đổi khi sắp tới chu kì kinh nguyệt.
- Thấy khối u lạ xuất hiện trong vú.
- Da vú, quầng vú có rút bất thường.
Biểu hiện bất thường của vú có thể được nghi ngờ là ung thư vú
Làm thế nào để phát hiện ra những bất thường của vú? Đơn giản chỉ bằng quan sát kĩ hơn, kiểm tra vú thường xuyên bạn sẽ phát hiện được bất thường sớm như màu sắc của da ngực đột nhiên có vết lạ vết lạ này có xu hướng lan rộng hay không? hoặc có xuất hiện cục hạch ngày một rõ hơn…Và bạn nên để ý kết hợp cùng chu kì kinh nguyệt để có mốc so sánh tháng này với tháng trước vết da vú lạ có giảm đi không? cục hạch biến mất sau chu kì kinh kế tiếp…
Hãy nên thường xuyên tự khám vú việc này rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị ung thư vú sớm. Đây là việc bạn hoàn toàn có thể chủ động làm, tại sao không thử ngay từ bây giờ.
Tự khám vú tại nhà như nào?
Hãy nên duy trì thói quen khám vú mỗi 6 tháng và tự khám vú mỗi tháng 1 lần ngay cả khi bạn không có tiền sử bệnh lý liên quan. Bạn hoàn toàn có thể tự khám vú tại nhà bằng việc sợ nắm hay quan sát bầu ngực của mình. Dưới đây là 2 cách tự khám vú tại nhà, bạn có thể áp dụng và kiểm tra định kì.
Cách 1: Tự khám vú qua quan sát
Hãy bắt đầu bằng cách nhìn ngực trong gương với vai buông đứng thẳng. Tư thế này bạn cần chuẩn bị 1 tấm gương lớn để có thể quan sát toàn bộ cơ thể. Cụ thể như sau đứng trước gương với tư thế thẳng đứng, buông thõng 2 vai, tay chống nhẹ lên hông quan sát kĩ các dấu hiệu khác biệt bất thường như hình dạng kích thước và màu sắc. Bạn nên tự tìm kiếm thông tin về tình trạng bình thường của vú như nào để làm thước so sánh. Nếu bạn thấy bất kì sự bất thường nào sau đây hãy nói với bác sĩ khi đi khám:
- Da vú có vùng nào bị đổi màu bất thường, có xuất hiện hiện tượng sùi vỏ cam, da bị lõm, nhăn nheo hoặc phồng lên.
- Núm vú bị thay đổi vị trí hoặc núm vú bị thụt vào trong (bị đẩy vào trong thay vì nhô ra ngoài)
- Đỏ, đau nhức, phát ban hoặc sưng tấy.
Thay đổi tư thế giơ tay thẳng đứng và tiếp tục quan sát những bất thường
Tiếp đó bạn thực hiện kiểm tra theo tư thế cúi gập người về phía trước, buông thõng tay và quan sát các dấu hiệu bất thường như dấu hiệu hình dáng vú không cân đối, nhìn thấy khối u lạ nổi ở vú, da vú bị co rút bất thường.
Đứng thẳng người, xoay người sang bên phải đưa tay ra sau gáy, ưỡn ngực về phía trước, tiếp tục quan sát các dấu hiệu bất thường như nổi hạch nách phải, vú bên phải có dấu hiệu bất thường như nổi khối u, da thay đổi màu, xuất hiện sùi vỏ cam. Tiếp tục đổi bên và quan sát bên trái.
bên cạnh quan sát hình dạng, màu sắc hãy tìm bất kỳ dấu hiệu nào của chất lỏng chảy ra từ một hoặc cả hai núm vú (đây có thể là chất lỏng hoặc chất lỏng màu vàng, trắng đục hoặc màu vàng).
Sau khi quan sát, ghi lại những điều bất thường về vú và thử so sánh với các biểu hiện vú trên, nếu thấy bất thường đáng nghi ngờ, bạn có thể đi khám lại tại các cơ sở y tế để được chuẩn đoán chính xác hơn về hiện tượng bệnh. Các thao tác này bạn nên lưu trữ lại và tiến hành mỗi tháng 1 lần để kịp thời phát triển khối u lạ, giúp bạn có thể tầm soát và trị kịp thời.
Cách 2: Tự khám vú bằng biện pháp sờ nắn
Thời gian thích hợp nhất để tiến hành tự khám vú là khoảng 8 ngày sau khi sạch kinh, khi đó mô tuyến vú mềm, dễ khám nhất. Với biện pháp sờ nắm thì bạn cần kiểm tra cả “vùng lân cận” khác nhau của vú nữa. Các cục u thường có xu hướng xuất hiện ở khu vực phía trên, bên ngoài gần nách nhất. Đôi khi nó xuất hiện ở nửa dưới của vú hay dưới núm vú với cảm giác sờ như nhưng viên đá cuội, những hạt đỗ, hay giống như bột vón cục. Để xác định những cục u này bạn cần dùng tay đi chuyển quanh ngực và rộng hơn ra các vùng quanh ngực như nách. Hãy thực hiện với tư thế đứng hoặc nằm đôi khi là cả hai. Cụ thể như sau:
Tự khám vú tư thế nằm:
Bạn nằm ngửa chuẩn bị 1 chiếc gối mỏng nằm lên nâng người vùng ngực hơi cao một chút. Tay phải đặt sau đầu, tay trái bắt đầu thực hiện tự khám vú theo các bước sau. Lấy 3 ngón tay giữa của tay trái thực hiện sờ nắn từ hõm nách phải vào, động tác sờ, nắn, ấn phải dứt khoát nhưng nhẹ nhàng ấn thành hình trôn ốc cho tới khi tới núm vú. Bạn cũng có thể bắt đầu từ núm vú, di chuyển theo vòng tròn lớn hơn và lớn hơn cho đến khi bạn chạm đến mép ngoài của vú.
Bạn cũng có thể di chuyển các ngón tay của mình lên và xuống theo chiều dọc, hay chiều ngang, như thể bạn đang cắt cỏ. Phương pháp tiếp cận từ trên xuống này có vẻ hiệu quả nhất đối với hầu hết phụ nữ. Đảm bảo cảm nhận, chạm được tất cả các mô từ trước ra sau của bầu ngực: đối với da và mô ngay bên dưới, hãy dùng lực ấn nhẹ; sử dụng áp lực trung bình cho mô ở giữa bầu ngực của bạn; dùng lực ấn mạnh vào mô sâu. Khi bạn đã chạm đến mô sâu, bạn sẽ có thể cảm nhận được lồng ngực của mình.
Tiếp tục thực hiện với bên vú còn lại, dùng tay phải sờ ngực trái rồi dùng tay trái sờ ngực phải. Thực hiện để đảm bảo rằng bạn đi chuyển xoa được toàn bộ bầu ngực từ trên xuống dưới, từ bên này sang bên kia – từ xương đòn đến đỉnh bụng và từ nách đến khe ngực.Trong khi tiến hành kiểm tra, bạn nên chú ý các hiện tượng bất thường như nách có hạch, vú có khối u bất thường, vú bị đau, da vú nhạy cảm, đầu núm vú có tiết dịch không.
Tự khám vú tư thế đứng:
Hãy thay đổi tư thế có thể đứng hoặc ngồi thay vì nằm. Một số bạn lại có cảm thấy dễ dàng cảm nhận bầu ngực với tư thế đứng hơn đặc biệt là khi tắm dưới vòi sen. Hãy thực hiện các động tác xoa massage ngực như với tư thế nằm với khi bạn đứng tắm.
Bạn đứng trước gương, thực hiện động tác đặt 1 cánh tay ra sau gáy, tay còn lại lặp lại các chuyển động tay như với tư thế nằm. Mục định là vẫn phát hiện các bất thường ở ngực như nổi hạch hay cục cứng lạ.
Hãy thực hiện với tư thế thoải mái nhất với bạn. Đây là hình thức thư thái massage ngực để phát hiện những bất thường. Bạn nên kết hợp cả quan sát và sờ nắn ngực để tự khám vú tại nhà.
Đừng quên viết nhật ký ghi lại những bất thường trong quá trình tự khám vú của mình. Điều này có thể giống như bạn vẽ một bản đồ nhỏ về vú của bạn, với các ghi chú về vị trí bạn cảm thấy có cục u hoặc bất thường. Đặc biệt là trong thời gian đầu có thể giúp bạn nhớ, từ tháng này sang tháng khác, thế nào là “bình thường” đối với bộ ngực của bạn. Không có gì bất thường nếu các cục u xuất hiện vào một số thời điểm nhất định trong tháng, nhưng sau đó biến mất, do cơ thể bạn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn đang giai đoạn mãn kinh thì cần phải đi khám sớm khi có phát hiện này.
Phải làm gì khi vú xuất hiện cực cứng?
Một ngày nào đó bạn sơ thấy cục cứng trên ngực, bạn lo lắng liệu có phải cục u? Đừng quá hoảng sợ, hầu hết phụ nữ luôn có một số cực u hay vùng sần ở vú, và hầu hết các khối u vú là lành tính. Bạn cần làm gì lúc này? Hãy nghĩ lại xem bạn có thêm những yếu tố lo ngại nào kèm theo gần đây không chẳng hạn như chu kì kinh nguyệt. Hoặc bạn có thể đợi đến chu kí kinh nguyệt kế tiếp để lưu ý.
Đừng ngần ngại gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy một khối u hoặc những thay đổi khác ở vú mới và thực sự lăn tăn. Điều này là cần thiết khi đó bạn cũng có những thay đổi bất thường về chu kì kinh nguyệt như chu kì dài hơn trước đó, hay lượng máu kinh nhiều hơn…. Bạn có thể theo dõi thêm tháng kinh nguyệt tiếp sau khối u có thay đổi kích thước hay tự biến mất không trước khi gọi hỏi bác sĩ hay đi thăm khám ở bệnh viện. Vì khi khám bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm về những vấn đề liên quan như kinh nguyệt của bạn như nào, bạn thấy cục cứng này từ khi nào?….
Bạn sẽ được khám những gì khi gặp bác sĩ? Đây được gọi là tầm soát ung thư vú. Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử sức khỏe và khám vú, và rất có thể sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh vú. Siêu âm thường là xét nghiệm hình ảnh đầu tiên hoặc duy nhất được sử dụng để đánh giá khối u ở phụ nữ dưới 30 tuổi hoặc đang mang thai hoặc cho con bú. Cả siêu âm và chụp quang tuyến vú thường được khuyến khích để đánh giá khối u ở phụ nữ trên 30 tuổi và không mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu cần kiểm tra thêm, bác sĩ có thể đề nghị chụp thêm MRI (chụp cộng hưởng từ), MBI (chụp vú phân tử) và / hoặc sinh thiết. Họ cũng có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa vú (thường là bác sĩ phẫu thuật vú) để đánh giá thêm.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thực phẩm, thảo dược tốt cho người u vú để phòng ngừa sự phát triển của bệnh. Với chiết xuất từ thảo dược, Nhũ Đan giúp hạn chế hình thành khối u lạ, ngăn chặn sự phát triển các tế bào bất thường, hạn chế khối u tái phát sau phẫu thuật. Nhũ đan giúp hạn chế các khó chịu do bệnh u vú gây ra.
Để tìm điểm bán Nhũ Đan trên toàn quốc vui lòng “XEM TẠI ĐÂY”
Để đặt hàng online giao hàng tận nhà với giá niêm yết “BẤM VÀO ĐÂY”