Tuyến vú là một tuyến có vai trò quan trọng trong hệ sinh sản của phụ nữ, bất kì một sự thay đổi nào trong hệ này cũng có thể gây hoang mang cho người bệnh. Khi phát hiện trong vú có khối u, dù đã được điều trị hay được phẫu thuật cắt bỏ mà nhiều phụ nữ vẫn hoang mang, lo lắng về ảnh hưởng của khối u với việc sinh con. Vậy ảnh hưởng của u tuyến vú có ảnh hưởng thế nào tới việc sinh con. Chúng ta cùng tìm hiều qua bài viết.
U tuyến vú có ảnh hưởng tới khả năng sinh con không?
1. Nguyên nhân gây u tuyến vú
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới u tuyến vú, trong đó nguyên nhân về sự thay đổi hocmon trong chu kì kinh nguyệt là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hình thành khối u. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tới một thời gian cố định, cơ thể tự điều hòa, tăng lượng estrogen và progesterol lên cao hơn bình thường để kích thích trứng chín và rụng. Cơ thể duy trì nồng độ cao của 2 hocmon này một thời gian khoảng 7 ngày để hình thành và duy trì lớp nội mạc tử cung dày. Khi tế bào trứng chín và rụng không được thụ thai dẫn tới chu kì kinh nguyệt. Vào chu kì kinh nguyệt, trứng, lớp niêm mạc tử cung bong ra, kém theo lượng hocmon estrogen và progesterol khiến nồn độ 2 hocmon này giảm nhanh, giảm đột ngột. 2 hocmon này khi có nồng độ cao trong cơ thể kích thích lên não bộ gây hiện tượng tăng sinh các tế bào tuyến vú, giãn các mô, tuyến sữa. Chu kì kinh nguyệt kết thúc, lượng hocmon giảm đột ngột khiến chu kì tăng sinh tuyến sữa bị ảnh hưởng, ngưng trệ, các mô, tuyến sữa xoắn lại tạo nên các khối u, cục gọi là u tuyến vú. Tuy nhiên cũng có một số nguyên nhân khác tác động tạo ra các khối u khác nhau. Như việc va đập vú có thể tạo ra các khối u gọi là hoại tử mô mỡ. Quá trình nuôi con nhỏ, tuyến sữa bị tắc có thể dẫn tới u bọc sữa. Vú bị viêm nhiễm có thể dẫn tới hiện tượng hình thành khối u nang, u xơ. Nếu thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn hóa chất, chất phóng xạ, và một số tác nhân khác như ngồi nhiều (lớn hơn 6 tiếng/ ngày), chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, chế độ ăn không điều độ hay nguyên nhân từ một số hiện tượng bệnh lí khác cũng có thể gây nên u tuyến vú.
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh u tuyến vú:
- Sờ thấy khối u cộm trong vú, có viền rõ rệt hoặc không.
- Khối u có thể gây đau hoặc không đau.
- Hình dạng u có thể thay đổi tùy người bệnh với các dạng tròn, ovan, hơi dài.
- Kích thước khối u tăng thêm hay giữ nguyên về kích thước hay số lượng.
- Khối u có thể di chuyển khi sờ, ấn vào.
- Khối u không thể di chuyển, không có viền rõ ràng.
- Có hiện tượng sưng, đau vú khi sắp tới chu kì kinh nguyệt.
- Thấy hiện tượng vú nhạy cảm hơn khi sắp tới chu kì kinh nguyệt.
- Da vú có sự thay đổi như đổi màu, đổi về sắc thái.
- Núm vú tụt vào hoặc có thể chảy dịch.
Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết u vú
2. U tuyến vú có ảnh hưởng tới sinh con.
Tuyến vú là một tuyến có vai trò quan trọng trong hệ sinh sản của phụ nữ, tuyến vú có vai trò tiết sữa để nuôi con, dự trữ iot để tăng cường sức đề kháng cho sữa mẹ khi phụ nữ nuôi sản. Các thay đổi của tuyến vú thường gây hoang mang, lo lắng cho người bệnh, không biết bệnh ở tuyến vú có ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản, gây vô sinh hay hiếm muộn hay không. Các nghiên cứu cho thấy u tuyến vú có thể tác động tới việc tiết sữa cho con khi các mẹ sinh sản, nhưng khối u tuyến vú không ảnh hưởng tới việc mang thai và sinh con của phụ nữ. Ngoài ra, đa số các khối u được phát hiện trong vú phụ nữ là khối u lành tính, không phát triển thành ung thư, tỉ lệ khối u lành tính chuyển thành khối ung thư có tỉ lệ khoảng 2% trong tổng số các ca u vú được phát hiện. Bởi các triệu chứng của u tuyến vú lành tính khá giống với biểu hiện của bệnh ung thư vú, nên khi phát hiện thấy khối u tuyến vú, bệnh nhân nên đi khám tại các bệnh viện để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh. Tránh được những rắc rối mà bệnh gây ra cho bệnh nhân và phát hiện, điều trị sớm các triệu chứng của ung thư vú.
Tuy u tuyến vú không ảnh hưởng tới sinh con, nhưng bệnh u tuyến vú có thể ảnh hưởng tới việc tiết sữa nuôi con nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. U tuyến vú còn có gây các hiện tượng khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh như các hiện tượng sưng, đau ngực, vú nhạy cảm khi tới chu kì kinh. Việc phát hiện và điều trị u vú không kịp thời có thể dẫn tới kích thước khối u lớn, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Bảo vệ tuyến vú giúp phụ nữ có thể duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ, đảm bảo sức khỏe cho bé hơn. Tuy nhiên, nếu khối u ở vú ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa của bạn, bạn không nên lo lắng quá bởi hiện nay có rất nhiều loại sữa có thể sử dụng được cho trẻ sơ sinh trong trường hợp mẹ không thể tiết sữa.
Tham khảo: Khối u vú có nguy hiểm không
3. Phòng ngừa u tuyến vú.
Để hạn chế bệnh u tuyến vú, hạn chế các tác động không mong muốn của bệnh với việc nuôi con, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp phòng ngừa như:
- Về ăn uống: Sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng các thực phẩm chứa các chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, hóa chất gây hại. Ăn nhiều rau xanh, cá để bổ sung các vitamin, khoáng chất, acid amin, chất béo có lợi cho cơ thể. Hạn chế ăn các đồ chiên, nướng, xào nhiều dầu mỡ, đặc biệt là dầu mỡ được sử dụng nhiều lần. Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C vì vitamin này là kẻ thù của ung thư vú.
- Tinh thần: Giữ cho tinh thần thoải mái, giảm bớt căng thẳng – Tinh thần thoải mái, lạc quan là kẻ thù của mọi bệnh tật.
- Nghỉ ngơi ngủ đủ giấc: Tránh thức quá khuya, vận động quá sức, nên có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lí.
- Thể dục: Tăng cường các hoạt động thể dục điều độ như đi bộ, các hoạt động thể thao nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường đề kháng với các bệnh.
- Sử dụng các chế phẩm điều hòa hormone, điều hòa kinh nguyệt.
- Đi khám định kì 3-6 tháng 1 lần.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh u tuyến vú. Các loại thảo dược, thực phẩm được nghiên cứu là tốt cho bệnh u tuyến vú gồm Thanh hao hoa vàng, trạch tả, rong biển, cẩn tây, bông cải xanh, chaster berry. Bạn có thể kết hợp sử dụng các thảo dược trên cùng chế độ ăn uống để có được hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh tốt hơn. Với sự kết hợp giữa Thanh hao hoa vàng, chaster berry, trạch tả, rong biển, sản phẩm Nhũ đan không chỉ giúp hạn chế các tác triệu chứng khó chịu của bệnh u tuyến vú mà còn giúp ngăn ngừa sự hình thành, phát triển khối u, giảm nỗi lo u tuyến vú cho chị em phụ nữ.
Chào bác sy
Cho e hỏi cách đây gần 2 năm,khi nuôi con nhỏ e bị viêm tuyến vú nhiều lần do tình trạng tắc tia sữa.bjo trong vú bị nổi nên rất nhiều u to,nhỏ cứng và có thể sờ thấy.thỉnh thoảng nó còn gây đau.từ đó đến nay,e đã đi siêu âm,chụp nhũ ảnh ở bệnh viện sản nhi quảng ninh 3 lần.bác sỹ khoa ngoại đều bảo là các cục cứng này là do tắc tia sữa,jo nó xơ hóa lại,ko gây nguy hiểm ji cả,nên ko cần lo lắng.nhưng mấy hôm nay e lại thấy những u này dễ sờ hơn hẳn và đau nhiều hơn.e đang rất lo lắng.bác sỹ cho e hỏi tình trạng của e như vậy có nguy hiểm ko?có sợ biến chứng thành ung thư vú không ạ?em xin chân thành cám ơn
Chào Mão!
Trước tiên là em đã qua thăm khám nhiều lần mà chưa thấy gì bất thường mà chỉ là các vùng tuyến sữa bị viêm lâu ngày gây xơ hóa thì em có thể hoàn toàn yên tâm nhé! Đó là các khối u, cục lành tính, không gây biến chứng hay ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
Có thể trong gần ngày kinh nguyệt khi lượng estrogen tăng cao,các ống dẫn sữa tăng sinh và phù nề, khối u xơ có thể gây chèn ép nhiều và làm cho em có cảm giác vùng xơ đó to ra hoặc đau nhiều hơn.
Trong trường hợp này để yên tâm thì em có thể định kỳ 3-6 tháng tái khám 1 lần. Bác sỹ sẽ thăm khám và phát hiện những bất thường từ ngay khi nó còn rất nhỏ do đó em yên tâm nha!
Chúc em sức khỏe!