Bướu sợi tuyến vú là một bệnh u vú lành tính khá phổ biến ở chị em phụ nữ trẻ. Bệnh thường xuất hiện với các biểu hiện như sờ thấy u, cục trong vú, thấy hơi đau nhẹ, hiện tượng rõ rệt hơn khi sắp tới chu kì kinh nguyệt. Bướu sợi tuyến vú là bệnh lành tính, ít chuyển thành ung thư nhưng liệu nó có nguy hiểm không và bướu sợi tuyến vú để lâu có sao không, nguy cơ gì có thể xảy ra nếu không chữa bệnh?
Thế nào là bướu sợi tuyến?
Bướu sợi tuyến vú là một bệnh lành tính chiểm khoảng 25% trong các bệnh lý tuyến vú. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ và những phụ nữ có lượng hormone không ổn định, sử dụng các loại thuốc bổ sung hormone estrogen vào cơ thể.
Bướu sợi tuyến vú thường ít gây đau đớn hay các biểu hiện khác ra bên ngoài, người bệnh có thể phát hiện ra bệnh một cách ngẫu nhiên khi quan sát hay vô tình sờ thấy. Khi sờ nắn bên ngoài ngoài, thấy khối bướu có dạng nhẵn, trơn, tròn hoặc dài; khối bướu cứng, rõ viền, khi ấn nhẹ thì có thể di chuyển, không dính vào các mô, tuyến khác.
☛ Xem thêm: Bướu sợi tuyến vú: Cách phát hiện và điều trị
Bướu sợi tuyến nguy hiểm không?
Khối bướu thường không xâm lấn sang tế bào khác, di căn sang vị trí xung quan nên không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Nhưng bướu sợi tuyến vú cũng có thể phát triển, tăng sinh gây chèn ép các tế bào thường khác, từ đó gây ra một vài khó chịu, đau đớn cho người bệnh.
Người bệnh cũng không nên nghĩ đây là bệnh lành tính hoàn toàn có thể chủ quan, bởi bướu sợi tuyến được chia thành nhiều loại khác nhau và một số loại có thể chuyển thành khối u ác hoặc làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú trong tương lai. Cụ thể như sau:
➤ Bướu sợi tuyến đơn giản. Là các bướu có kích thước từ 1-3cm. Khi nhìn dưới kính hiển vi, các bướu này sẽ trông giống nhau. Bướu sợi tuyến đơn giản không chuyển thành ung thư vú và không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú trong tương lai.
➤ Bướu sợi tuyến phức tạp. Bướu sợi tuyến phức tạp là bướu chứa một hoặc nhiều đặc điểm bệnh lý phức tạp: vôi hóa biểu mô, chuyển sản bất sản, xơ cứng tuyến và u nang lớn hơn 3 mm. Khi tăng sản không điển hình(*) xảy ra, bướu sợi tuyến phức tạp có thể làm tăng nhẹ nguy cơ bị ung thư vú.
(*) Tăng sản không điển hình mô tả sự tích lũy của các tế bào bất thường trong ống vú. Nó là một tình trạng tiền ung thư chứ không phải là ung thư, tuy nhiên nó có thể là tiền thân cho sự phát triển ung thư vú.
➤ Bướu sợi nhỏ. Loại bướu này chủ yếu được tìm thấy ở trẻ em gái và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 18. Các bướu này có thể phát triển lớn, nhưng hầu hết nhỏ lại theo thời gian và một số biến mất.
➤ Bướu sợi tuyến khổng lồ. Là các bướu có kích thước lớn hơn 5 cm, có thể đè lên hoặc thay thế mô vú khác.
➤ Khối u Phyllodes. U Phyllodes ở vú hiếm gặp, chỉ chiếm dưới 1% tổng số các khối u vú và thường là lành tính. Tuy nhiên 10% u Phyllodes có thể trở thành ung thư (ác tính).
Vì thế người bệnh cần đi khám bệnh ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của vú. Việc khám bệnh, phát hiện bệnh sớm sẽ giúp rút ngắn quá trình điều trị bệnh, hạn chế những khó chịu bệnh có thể gây ra, đồng thời giúp loại bỏ những lo lắng không đáng có.
Bướu sợi tuyến vú để lâu có sao không?
Như ta đã biết ở trên, bướu sợi tuyến vú được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có loại không cần thiết điều trị, cắt bỏ và có loại cần phát hiện và điều trị sớm. Vì thế việc bướu sợi tuyến vú để lâu có sao không còn tùy thuộc vào loại bướu mà bạn mắc phải.
Cụ thể như sau:
➤ Bướu sợi tuyến đơn giản thường không phải điều trị gì và để lâu không ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay tính mạng của bạn, nó là an toàn. Nó cũng không ảnh hưởng gì tới khả năng mang thai hay sinh đẻ. Đôi khi những khối u này có thể ngừng phát triển hoặc thậm chí tự thu nhỏ mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Khối bướu nếu có kích thước nhỏ dưới 2cm thì người bệnh chỉ cần tiếp tục theo dõi tình trạng khối u không cần can thiệp các giải pháp khác nếu khối u không gây nhiều khó chịu, phiền toái cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị bạn giữ nguyên khối u và theo dõi định kì mỗi 6 tháng một lần để phát hiện kịp thời các thay đổi bất thường của khối u.
Nếu kích thước khối u lớn, người bệnh có thể được chỉ định mổ lấy trọn khối bướu, việc mổ lấy khối bướu ra khỏi cơ thể giúp mất nhanh khối bướu và các triệu chứng khối bướu. Tuy nhiên việc phẫu thuật sẽ không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh nên bệnh vẫn có thể tái phát lại.
Mặc dù bướu sợi tuyến vú không phải là ung thư, nhưng đôi khi nhiều phụ nữ khó có thể cảm thấy hoàn toàn tin tưởng rằng khối u của họ không phải là ung thư. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ hoặc làm sinh thiết để chấm dứt mối lo ngại này. Tuy nhiên, vết sẹo do phẫu thuật cũng có thể gây ra những tự ti về ngoại hình (do việc phẫu thuật sẽ loại bỏ nhiều mô vú bình thường lân cận, gây ra sẹo làm thay đổi hình dạng và kết cấu của vú), ảnh hưởng xấu tới cảm xúc của bệnh nhân, vì vậy quyết định phẫu thuật cắt bỏ khối u trong trường hợp này cần được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Phẫu thuật cũng có thể làm cho chụp quang tuyến vú trong tương lai khó đọc hơn.
➤ Bướu sợi tuyến phức tạp cũng lành tính và có tỉ lệ ác tính thấp. Vì thế chúng cũng có thể để tại vú mà không gây ảnh hưởng gì và không cần phẫu thuật. Tuy nhiên do có vôi hóa và u nang nhỏ khiến bệnh lý của chúng phức tạp hơn so với bướu sợi đơn giản, vì thế bạn cần theo dõi định kì theo chỉ định của bác sĩ.
Trong một số trường hợp, bạn có thể được điều trị bảo tồn thay vì phẫu thuật.
➤ Khối u Phyllodes. Tất cả các khối u phyllodes, ngay cả những khối u lành tính cũng đều cần phải phẫu thuật. Nếu khối u của bạn là ác tính, bạn có thể cần phẫu thuật tích cực hơn và phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Bởi khối u phyllodes nếu để lâu có thể phát triển nhanh chóng và tiến triển thành ung thư, chúng cũng có thể di căn đến phổi với tỉ lệ thấp.
Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng, hầu hết phụ nữ bị khối u phyllodes đều được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị thích hợp.
Lời khuyên từ chuyên gia
Với những người bị bướu sợi tuyến, chúng tôi khuyên bạn tự tìm hiểu và sử dụng kết hợp thêm một số thảo dược có tham khảo ý kiến bác sĩ để hỗ trợ điều trị bệnh bướu sợi tuyến vú.
Trong các sản phẩm trên thị trường hiện nay, Nhũ Đan đang là sản phẩm nhận được sự tin tưởng và sử dụng của rất nhiều khách hàng. Nhũ Đan không chỉ giúp cân bằng nội tiết tố, ức chế và giảm kích thước khối u….mà còn giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Ngoài ra với các trường hợp sau phẫu thuật, Nhũ Đan còn giúp hạn chế tái phát hiệu quả.
Sản phẩm là thành quả nghiên cứu của TS.BS Hoàng Xuân Ba, chuyên gia hàng đầu về ung thư tại Việt Nam, Mỹ; là giảng viên tại Đại học Nam California.
Để được tư vấn về tình trạng của mình hoặc sản phẩm Nhũ Đan, bạn có thể gọi về tổng đài 1800 1152 (miễn cước).
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Nhũ Đan, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Hoặc đặt giao hàng tận nơi, TẠI ĐÂY
Làm sao để hạn chế bướu sợi tuyến vú
Bạn không thể hoàn toàn hạn chế việc mắc bướu sợi tuyến vú, nhưng bạn vẫn có thể hạn chế sự phát triển của khối u, giúp rút ngắn thời gian điều trị khối bướu.
Bướu sợi tuyến vú có nguyên nhân chính là do lượng hormone trong cơ thể mất cân bằng. Một số biện pháp hiệu quả để hạn chế được sự thay đổi hormone là xây dựng cho mình lối sống khoa học, tăng cường vận độn, hạn chế sử dụng các chế phẩm hormone hoặc sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
➤ Biện pháp ăn uống: Bạn nên tăng cường ăn các loại rau, củ, quả tươi để cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin. Thay thế thói quen ăn vặt bằng đồ fast-food sang ngũ cốc.
Ăn uống không giúp điều trị bướu sợi tuyến vú nhưng giúp cung cấp cho cơ thể bạn những “nguyên liệu cần thiết” để chúng khỏe mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó giúp chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
➤ Biện pháp vận động: Ngồi trên 6 tiếng 1 ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Vì thế, hãy đứng lên vận động bất cứ khi nào có cơ hội nếu bạn phải liên tục ngồi làm việc nhé.
Ngoài ra, việc vận động cơ thể 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể bạn dẻo dai hơn mà còn giúp bạn tiêu diệt được các tế bào lạ phát triển trong cơ thể mình nữa đấy.
Tổng kết
Bướu sợi tuyến là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm tới tính mạng của bạn và thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, để chắc chắn tình trạng của mình là lành tính, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán cụ thể.
Việc để lâu không khám bệnh, chủ quan tự chẩn đoán với kiến thức chưa đầy đủ có thể dẫn tới việc chuẩn đoán sai, không nắm được tiến triển của bệnh vô tình tạo điều kiện cho bệnh tiếp tục phát triển, gây các hậu quả nặng nề. Hậu quả của việc nhầm lẫm này là sự thờ ơ, không điều trị bệnh, nếu đó là một khối u ác thì người bệnh có thể phát hiện ra khối u khi tình trạng đã rất xấu.