Các bệnh về vú được chia làm 3 nhóm chính với biểu hiện, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm khác nhau. Làm sao để biết mình đã và đang có nguy cơ mắc bệnh thuộc nhóm bệnh về vú nào, cùng tìm hiểu qua bài viết nhé.
Các bệnh về vú.
Các loại bệnh về vú khá đa dạng, có thể chia làm nhiều kiểu khác nhau. Có bệnh lí lành tính, có bệnh lí ác tính. Bệnh lí lành tính đa dạng, nhiều thể hơn bệnh lí ác tính chỉ có 1 tên gọi thường dùng là ung thư vú hay u ác tính. Dưới đây là một số bệnh lí tuyến vú thường gặp theo các nhóm bệnh:
Nhóm bệnh về vú do khối u:
Bệnh lí khối u vú ở phụ nữ có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng thường gặp nhất vẫn là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản với các bệnh u vú lành tính. Các phụ nữ trên 30 tuổi thì tỉ lệ mắc ung thư vú cao hơn nhóm các độ tuổi khác, nên người bệnh cần chuẩn bị cho mình những hiểu biết nhất định về bệnh về vú để phát hiện kịp thời, tăng khả năng tầm soát bệnh.
- U xơ tuyến vú.
- U nang tuyến vú.
- Bướu sợi tuyến vú.
- U xơ nang tuyến vú.
- U diệp thể.
- U nhú tuyến vú.
- U mỡ.
- Ung thư vú – u ác tính.
Nhóm bệnh về vú do viêm:
Nhóm bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi thường do yếu tố ngoài tác động, riêng hiện tượng viêm ống dẫn sữa thì thường xảy ra với phụ nữ trong giai đoạn nuôi con hơn. Nhóm bệnh về vú do viêm thường gây nhiều hiện tượng khó chịu cho người bệnh hơn, thậm chí biểu hiện viên nhiễm nặng của áp xe vú khiến người bệnh rơi vào trạng thái sốt cao, sức khỏe suy giảm rõ rệt, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau vú nặng.
- Hoại tử mỡ.
- Lao vú.
- Áp xe vú.
- Viêm ống dẫn sữa.
Nhóm bệnh về vú do bẩm sinh:
Nhóm bẩm sinh xuất phát từ yếu tố di truyền, do rối loạn sự điều chỉnh của cơ thể. Nhóm này ít gây hại cho cơ thể nhưng lại có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn giải pháp phẫu thuật chỉnh các biểu hiện bệnh về vú này.
- Núm vú bị tụt vào.
- Phì đại tuyến vú.
Cách phân biệt các bệnh về vú.
Nhóm bệnh về vú bẩm sinh thường có các biểu hiện rõ rệt ra ngoài cơ thể nên dễ dàng phân biệt được. Nhưng các hiện tượng của nhóm viêm và nhóm u lại gây nên sự nhầm lẫn qua các hiện tượng chung như sưng, đau, tức ngực, tăng kích thước vú. Dưới đây sẽ là 1 số hiện tượng khác biệt để có thể phân biệt các bệnh về vú.
U xơ tuyến vú: Ngoài các hiện tượng đau vú thậm chí có thể sốt nhẹ, vú sưng thường kèm theo các hiện tượng như da vú nhạy cảm hơn. Kích thước vú có sự thay đổi, lớn hơn khi xảy ra hiện tượng, và hiện tượng biểu hiện của bệnh u xơ tuyến vú có đặc điểm là diễn ra theo chu kì. Các hiện tượng của khối u xơ thường biểu hiện nặng hơn theo chu kì kinh nguyệt do yếu tố thay đổi hocmon estrogen thời kì này và có xu hướng giảm nhanh sau chu kì kết thúc.
U diệp thể thường không có biểu hiện rõ rệt trong 2 năm đầu nhưng có thể bỗng lớn nhanh gây khó chịu cho người bệnh. Khối u lớn khiến thay đổi kích thước vú, ảnh hưởng tới thẩm mỹ người bệnh.
Hoại tử mỡ: người bệnh này có thể sờ thấy khối u không có viền, không có hình dạng rõ rệt, không đau, khó di chuyển và dễ bị nhầm với khối ung thư vú. Với hiện tượng nghi ngờ này, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để khám và được chuẩn đoán chính xác.
Áp xe vú có biểu hiện sưng, viêm rõ rệt. Vú có biểu hiện sưng, rất đau nhức, da vú sưng, đỏ kém theo sốt, cơ thể mệt mỏi. Hiện tượng áp xe vú có biểu hiện khá rõ ràng khiến người bệnh không thể chịu đựng lâu được và phải tìm đến bác sĩ để có biện pháp xử lí kịp thời.
Hiện tượng u nhú có biểu hiện thấy đầu núm vú tiết ra 1 chút dịch bất thường có thể nhầm với hiện tượng của ung thư vú và u nang tuyến vú. Nhưng hiện tượng ung thư vú có thêm hiện tượng kèm theo là người bệnh có thể sờ thấy khối u trong vú, khối u có đặc điểm là không có viền, không gây đau đớn, dịch tiết có thể lẫn máu. U nang vú cũng có thể thấy hiện tượng tiết dịch núm vú nhưng hiện tượng u nhú có thể kém theo sưng, đau nhẹ, Tuy nhiên để phân biệt chính xác nhất bạn vẫn nên đi kiemr tra để được chuẩn đoán chính xác nhất hiện tượng bệnh lí để có thể xử lí tốt nhất hiện tượng.
Viêm ống dẫn sữa thường chỉ xuất hiện trong thời gian cho co bú, nếu mẹ cai sữa cho con thì hiện tượng này sẽ tự động biến mất mà không phải tác động phẫu thuật hay sử dụng thuốc. Trong giai đoạn cho con bú, nếu thấy xuất hiện khối u nhỏ, sờ mềm nhu quả nho, ấn vào di chuyển được, khối u căng hơn trong cơn căng sữa thì bạn có thể nghĩ tới hiện tượng viêm ống sữa.
băn khoăn nên phẫu thuật hay không?

1. Giúp giảm nhanh kích thước khối u
Astemisinin trong Thanh hao hoa vàng và Fuccoidan trong Hải tảo đều có khả năng tiêu diệt tế bào u vú lành tính. Kết hợp chúng trong công thức giúp Nhũ Đan giảm kích thước khối u hiệu quả
2. Giúp ngăn ngừa tái phát hiệu quả
Estrogen vẫn tăng cao trong máu là nguyên nhân chính gây tái phát u vú sau phẫu thuật. Dưới tác dụng của Nhũ Đan, Estrogen được cân bằng một cách tự nhiên...giúp loại trừ nguy cơ tái phát
Có 3 cách mua Nhũ Đan
Thưa chuyên gia e phát hiện vú em có khối u khá lớn.. nhấn vào nghe đau. Xin hỏi đó có phải dấu hiệu của bệnh về vú k?
Chào chị Thúy!
Chị năm nay bao nhiêu tuổi rồi? Ngoài biểu hiện nêu trên thì chị thấy có biểu hiện gì khác không chị? Chị có thấy đau, nặng hay tức ngực gì không? Khối u ở vú có thể gặp trong các bệnh lý như u xơ, u nang hay nang vú hay ung thư vú. Vì vậy, nếu phát hiện có khối u ở vú thì chị nên sắp xép thời gian đi khám chuyên khoa phụ sản hoặc chuyên khoa ung bướu càng sớm càng tốt. Việc đi khám sẽ giúp tìm ra chính xác vấn đề chị đang gặp phải và có hướng điều trị cụ thể chị nhé. Chị nên đi khám vào ngày thứ 7-10 sau khi hết kinh nguyệt. Cần thêm thông tin hay có thắc mắc gì, chị vui lòng liên hệ tổng đài miến cước 1800.1208 để được chuyên gia giải đáp.
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Em tên Mỹ Hiền ở An giang. Em xin hỏi chuyên gia, em chưa có gia đình. Lâu lâu thấy đau ở vùng Vú bên trái, sờ vào thấy như cócục giống như cục hạch, sờ ko đau. Vậy u cục đólà gì ạạ? Và có ảnh hưởng ko? Em cám ơn thân chào!
Chào chị Mỹ Hiền!
Chị năm nay bao nhiêu tuổi rồi? Ngoài biểu hiện nêu trên thì chị thấy có biểu hiện gì khác không chị? Chị có thấy da vú đổi màu hay tiết dịch vú gì không hchij? Khối u ở vú phần đa sẽ là những khối u lành tính như u nang, u xơ tuyến vú, nang vú, tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của ung thư vú. Vì vậy, nếu phát hiện có khối u ở vú thì chị nên sắp xép thời gian đi khám chuyên khoa phụ sản hoặc chuyên khoa ung bướu càng sớm càng tốt. Việc đi khám sẽ giúp tìm ra chính xác vấn đề chị đang gặp phải và có hướng điều trị cụ thể chị nhé. Chị nên đi khám vào ngày thứ 7-10 sau khi hết kinh nguyệt. Cần thêm thông tin hay có thắc mắc gì, chị vui lòng liên hệ tổng đài miến cước 1800.1208 để được chuyên gia giải đáp.
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Xin chào các chuyên gia .
Gần đây e phát hiện bên ngực trái của em có 1 cục như viên bi nhỏ ở dưới bầu ngực 10mm . Chạm vào ngực trái khi nằm xuống bên trái của ngực theo chiều của nách khi ấn thấy đau ạ ngoài những biểu hiện này ra k còn biểu hiện nào khác ạ . Mong các chuyên gia giải đáp giúp em ạ
Chào Ly!
Khối u cục mà Ly phát hiện là do em tự thăm khám hay đã tới cơ sở y tế để khám vậy em? Hiện tượng này em gặp phải lâu chưa? Khối u có tự hết hoặc tự biến mất sau 1 thời gian nào đó không em? Với các triệu chứng như em mô tả thì rất khó để biết được khối u đó là dạng u gì hay đơn giản chỉ là sự nổi các hạch lympho xung quanh vùng nách khi cơ thể có viêm nhiễm em nhé!
Em nên sắp xếp thời gian tới các cơ sở y tế uy tín để khám và được chẩn đoán chính xác em nhé!
Sau khi khám xong nếu cần tư vấn thêm em có thể liên hệ lại qua số tổng đài 1800 1208 (miễn cước gọi) để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn em nhé!
Chúc em sức khỏe!
Dạ thư bác sỹ. Bác sỹ cho em hỏi em đang cho con bú, con em được 9 tháng rồi ạ. Mất hôm nay ngực em hay bị đau, sờ thấy cục cứng bên trong. Cho em hỏi là em bị tắc tia sữa hay bị bệnh gì ạ?
Chào Hường!
Khối u cục trong vú có thể gặp phải trong rất nhiều trường hợp em nhé. Đó có thể là các khối u xơ, u nang của tuyến vú, nhưng cũng có thể là túi sữa, nang sữa không được lưu thông tích tụ lại ở thời kỳ cho con bú, gây viêm vú, áp xe vú. Hiện tượng này em mới thấy trong 2 ngày trở lại đây nên trước hết em nên massage đều vùng ngực theo hình xoắn ốc để loại trừ nguyên nhân do tắc sữa trước em nhé! Nếu hiện tượng này vẫn không được khắc phục sau vài ngày theo dõi thì em nên tới các cơ sở y tế để khám nhé!
Sau khi khám nêú em cần tư vấn thêm, em có thể liên hệ lại qua số tổng đài 1800 1208 (miễn cước gọi) để các chuyên gia giải đáp cho em nhé.
Thân ái!