Đa nang tuyến vú có nguy hiểm không? Khi nào phải mổ?

Bạn vừa chuẩn đoán bị đa nang tuyến vú. Bạn lo lắng về sự nguy hiểm của bệnh, ảnh hưởng của bệnh như nào, hay khi nào thì phải mổ? Đừng quá lo lắng vì đa nang không thực sự nguy hiểm? Để rõ hơn hãy đọc bài viết này.

Đa nang tuyến vú là bệnh gì?

Trước hết hãy xem giải thích về đa nang tuyến vú là bệnh gì?

Đa nang tuyến vú là trường hợp đặc biệt của u nang tuyến vú khi mà xuất hiện nhiều khối u nang ở một hoặc cả hai bầu vú. Các khối u nang xuất hiện dạng cụm bao gồm các nang nhỏ với các vách ngăn xem kẽ mỏng. Chúng có nhiều kích thước khác nhau từ to đến nhỏ. Nó có thể được mô tả giống như như một chùm bong bóng với những quả bóng to nhỏ không đều nhau và có thể xuất hiện ở 1 hay cả 2 bên vú.

Những khối u nang này là những túi chứa đầy chất lỏng. Kích thước các khối u nang này có thể to hoặc nhỏ từ u nang cực nhỏ (vi nang) đến u nang lớn. Cụ thể:

  • Các vi nang (u nang cực nhỏ) không thể sờ thấy được và chỉ được tìm thấy khi mô được xem xét dưới kính hiển vi.
  • Vi nang có thể tiếp tục lớn dần và thành u nang lớn. Khi đó chúng có thể được cảm nhận một cách dễ dàng khi sờ qua da và kích thước có thể lên tới 4-5 cm

Các khối u nang thường có hình tròn hoặc hình bầu dục nếu to có thể sờ thấy qua da như một cục tròn, có thể di chuyển được, khi chạm vào cũng có thể mềm.

Đa nang tuyến vú thường hay gặp nhất ở những phụ nữ trong độ tuổi 40, nhưng nó cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác. Sự thay đổi hormone hàng tháng thường khiến các u nang lớn hơn, trở nên đau và dễ nhận thấy hơn ngay trước kỳ kinh nguyệt.

☛ Thông tin đầy đủ về: Đa nang tuyến vú

Đa nang tuyến vú có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng của đa nang tuyến vú

Ảnh hưởng rõ ràng là đa nang tuyến vú sẽ tác động rất lớn đến sinh hoạt của chị em như:

  • Sức khỏe có thể giảm sút.
  • Thỉnh thoảng có những cơn đau nhói ở ngực.
  • Có thể gây mất cân đối bầu vú.
  • Đặc biệt gần tới ngày có chu kỳ kinh thì hai đầu ngực căng cứng, đau nhức đôi khi kèm theo mỏi nhừ 2 bả vai và cánh tay.
  • Thời kì mang thai và cho con bú cũng sẽ bị khó chịu căng tức vùng ngực hơn so với bình thường.

Tuy nhiên các triệu chứng trên chỉ xảy ra phần nhiều trong khoảng thời gian ngắn như thời gian kinh nguyệt hàng tháng. Nếu có thể chịu đựng được các triệu chứng trên thì cũng không cần phải can thiệp điều trị vì các nang này có thể xuất hiện và cũng có thể tự lặn mất. Chỉ định của bác sĩ trong trường hợp đa nang tuyến vú thường là không điều trị gì cả mà chỉ theo dõi khám định kỳ. Thông thường đa nang tuyến vú thường chỉ gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi, và sau khi mãn kinh có thể tự nhiên lặn mất.

Đa nang tuyến vú có nguy cơ phát triển thành ung thư không?

Đa nang tuyến vú là tổn thương lành tính không làm tăng nguy cơ ung thư vú.  Đây là trường hợp khối u vú tăng sản điển hình, các tế bào tuyến vú có tăng về số lượng nhưng hoàn toàn bình thường, không có sự hiện diện của tế bào bất thường có nhân dị dạng. Nên nó không làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Mặc dù ung thư vú có thể xảy ra nếu có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư vú. Nếu trường hợp này xảy ra, bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn và chụp quang tuyến vú sẽ được yêu cầu.

Vậy đa nang tuyến vú có nguy hiểm không? Đa nang là những khối u nang lành tính không thực sự nguy hiểm. Việc của bạn là chỉ chờ đợi theo dõi. Tin vui là trong nhiều trường hợp khối u có thể tự biến mất và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu bất tiện. Một điều nữa giúp bạn không phải lo lắng là đa nang tuyến vú không làm tăng nguy cơ ung thư vú.

☛ Có thể bạn muốn biết: U nang tuyến vú có nguy hiểm không?

Đa nang tuyến vú khi nào phải mổ?

Đa nang tuyến vú có tự khỏi không hay phải mổ là câu hỏi của không ít chị em. Như đã nói ở mục trên đa nang tuyến vú là tổn thương lành tính. Những đau nhức khó chịu có thể làm bạn lo lắng, nhưng nhiều trường hợp không cần điều trị bằng thuốc cũng như can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên bạn nên đến bệnh viện khám định kì để theo dõi sự phát triển của những khối u nang, tránh trường hợp tiến triển xấu xảy ra mà không can thiệp kịp thời.

Trong một số trường hợp nếu triệu chứng gây ra quá khó chịu, gây đau cảm giác mệt mỏi thì cần phải điều trị. Các phương pháp điều trị kể đến như:

  • Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc tránh thai để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp giảm sự tái phát của đa nang vú.
  • Sinh thiết thoát dịch:  Bác sĩ xác định vị trí các khối u nang và giữ nó ổn định và tiến hành chọc kim hút dịch từng khối u một. Quá trình sinh thiết này được thực hiện bằng cách sử dụng siêu âm nhằm hướng dẫn vị trí chính xác của kim.
  • Phẫu thuật: cắt bỏ khối cụm đa nang tuyến vú là vô cùng cần thiết đối với một số trường hợp bất thường.

Loại bỏ chất lỏng trong u nang bằng phương pháp sinh thiết chọc kim có thể làm giảm áp lực và cơn đau trong một thời gian. Nếu được loại bỏ, u nang có thể xuất hiện trở lại sau đó, nhưng u nang cũng có thể biến mất theo thời gian. Đối với các u nang tiếp tục tái phát và gây ra các triệu chứng, phẫu thuật để loại bỏ chúng có thể là một lựa chọn.

Đa nang tuyến vú có thể sẽ phải chỉ định mổ nếu đánh giá của bác sĩ nếu là trường hợp bất thường, hoặc với trường hợp tái phát nhiều lần gây cùng các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

☛ Tìm hiểu thêm: Cách điều trị u nang tuyến vú

Bệnh án thực tế của đa nang tuyến vú

Một trường hợp đa nang tuyến vú của chị Thúy ở Bình chánh. Hãy xem bệnh án để thấy đa nang tuyến vú không đến mức phải quá lo lắng.

Triệu chứng

  • Thấy sức khỏe giảm sút,
  • Thỉnh thoảng có nhói nhói ở ngực.
  • Gần tới ngày có chu kỳ kinh thì hai đầu ngực căng cứng, đau nhức, mỏi nhừ 2 bả vai và cánh tay.

Kết quả siêu âm:

  • Vú phải: rải rác có vài nang kích thước  <= 14 x 6 mm, có phân vách bên trong.
  • Vú trái: rải rác có vài nang đường kính <= 5mm

Bác sỹ kết luận:

  • Chị có u bên ngực phải và đa nang bên ngực trái với các khối u đủ kích thước, từ cỡ viên bi đến bằng lòng đỏ trứng gà ( <= 14 x 6 mm).
  • Thực hiện chọc sinh thiết để xác định khối u là lành tính hay ác tính. Kết quả sinh thiết được trả về sau 2 ngày có kết luận là bướu lành tính.
  • Bác sĩ tư vấn về nhà theo dõi thêm và sắp xếp lịch tái khám.

Khi biết mình bị u nang, mà lại là đa nang tuyến vú, chị Thúy luôn tìm kiếm những thông tin liên quan đến bệnh của mình. Chị đã tìm đến Nhũ đan và đạt được hiệu quả rõ rệt như sau:

  •  Tháng đầu tiên, mỗi ngày uống 4 viên, chia 2 lần, chị đã thấy khối u bắt đầu mềm và đặc biệt, gần tới ngày có kinh không còn những cơn đau nhức “hành” chị như trước. Chị quyết định dùng thêm 2 tháng nữa cho đủ liệu trình 3 tháng.
  • Qua 3 tháng dùng Nhũ Đan và cũng khám vú thường xuyên, chị cảm nhân được khối u ngực phải đã giảm đi trông thấy.  và cũng đến lịch khám lại của bác sĩ, chị Thúy lên bệnh viện khám và kết quả là nang bên ngực phải đã nhỏ đi mấy phần, giờ chỉ còn khoảng 4-5mm.

Bác sỹ cũng tư vấn: với các trường hợp đa nang thì cần điều trị kiên trì nên chị Thúy yên tâm dùng Nhũ Đan tiếp.

Nhũ Đan đã giúp chị Thúy cải thiện đáng kể tình trạng đa nang tuyến vú

Để tìm hiểu nhà thuốc bán Nhũ Đan trên toàn quốc bạn có thể “XEM TẠI ĐÂY”

Hoặc bạn có thể đặt hàng online Nhũ Đan gia hàng tận nơi với giá niêm yết bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”

☛ Xem cụ thể: Đa nang vú phải làm sao?

Phải làm gì khi bị đa nang tuyến vú?

Như đã nói bên trên đa nang tuyến vú thường không cần phải điều trị mà chỉ theo dõi và tái khám. Vậy làm thế nào khi phải sống chung với các khối u nang trong người, khi mà các triệu chứng đau cứ tiếp diễn?

Trong trường hợp này bạn có thể bắt đầu tìm và thử các hình thức giảm đau khác nhau của đa nang nang vú gây ra. Hãy làm theo lời khuyên dưới đây sẽ rất hữu ích trong việc giảm đau:

  • Các triệu chứng đau vú khi bị đa nang tuyến vú được cải thiện nếu bạn tránh caffeine và các chất kích thích khác có trong cà phê, trà, sô cô la và nước ngọt có gas.
  • Giảm muối trong chế độ ăn uống
  • Mặc áo ngực có size vừa hoặc rộng, cảm giác thoải mái
  • Tránh ngủ nghiêng hoặc nằm sấp hoặc bằng bất kỳ cách nào gây áp lực lên bầu ngực
  • Nhiều phụ nữ sẽ bị đau vào khoảng thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên chườm nóng bụng để giảm đau bụng, nếu đau nhiều tham khảo bác sĩ thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc giảm đau trong kỳ kinh nguyệt thường sẽ giúp loại bỏ cơn đau do đa nang gây ra.
  • Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng stress
  • Bổ sung vitamin hoặc thảo dược như Nhũ đan có thể làm giảm các triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu cơn đau tăng lên hoặc liên tục ngay cả khi đã thử tất cả các phương pháp này, bạn nên tìm đến bác sĩ để được xem xét.

Chúc bạn sức khỏe!

Bài viết liên quan