5 Dấu hiệu u xơ tuyến vú: Nhận biết để điều trị sớm

Để biết mình có bị u xơ tuyến vú hay không thì bạn cần phải đi thăm khám mới rõ. Tuy nhiên có một số dấu hiệu rõ ràng mà bạn có thể tự nhận biết tại nhà. Hãy cùng đọc để tham khảo trước khi đi khám tại bệnh viện nhé.

U xơ tuyến vú là gì?

U xơ tuyến vú là một dạng u vú lành tính, còn được gọi với tên là bưới sợi tuyến vú. Bệnh lý với tên khoa học là Fibroadenoma được kết hợp từ “fibroma”– mô sợi và “adenoma”– mô tuyến có nghĩa là một khối u được tạo thành từ mô sợi và mô tuyến ở vú. Đây kết quả của sự tăng sinh quá mức của các mô liên kết. Các u xơ tuyến vú đặc trưng chứa cả tế bào mô đệm và biểu mô.

U xơ tuyến vú có thể xuất hiện dưới dạng nhiều cục, cục đơn lẻ và thậm chí có thể xảy ra ở cả hai vú. Theo thời gian, u xơ tuyến vú có thể phát triển về kích thước hoặc thu nhỏ và biến mất. Kích thước trung bình của khối u xơ tuyến vú thường tương đương với một viên bi có đường kính tầm 2,5 cm. Nếu nó phát triển đến 5 cm hoặc lớn hơn khi đó gọi là bướu sợi tuyến khổng lồ.

Khoảng 10% tổng số u xơ sẽ biến mất theo thời gian và 20% sẽ tái phát. Nếu chúng không biến mất, chúng thường ngừng phát triển khi đạt kích thước 2 tới 3 cm.

Dấu hiệu u xơ tuyến vú nổi bật

Khối u xơ nhỏ bạn sẽ không nhận thấy những thay đổi rõ nét nào như đau hay nổi cục. Tuy nhiên khi kích thước lớn hơn bạn sẽ cảm nhận những thay đổi này bằng thao tác tự khám vú. Sau đây là các dấu hiệu nổi bật của u xơ tuyến vú.

1. “Nổi chuột” – cục u di động ở vú

“Nổi chuột”- xuất hiện cục u rắn và di chuyển được dưới da

Khi sờ nắn dưới da, cục u xơ là cục cứng và có thể di chuyển được. Cục u này có cảm giác rắn, chắc chắc và nhẵn mịn giống như một quả bóng cao su hoặc một viên bi. Khi bạn chạm vào nó, bạn có thể dễ dàng di chuyển xung quanh dưới da thay vì bị mắc kẹt ở một chỗ. Tính di động này giải thích tại sao nó đôi khi được gọi là ‘chuột vú’ hay “nổi chuột” ở vú.

2. Cục u hình tròn hay bầu dục có đường viền rõ ràng

Qua cách sờ nắn, khối u xơ được mô tả cụ thể như sau:

  • Thường có hình tròn hoặc hình bầu dục.
  • Nó có đường viền rõ ràng, điểm này phân biệt với các khối u ác tính có xu hướng có đường viền không đều.
☛  Tham khảo: Cách tự khám vú tự nhà

3. Thường không đau, hoặc có thể đau ở 1 số thời điểm

Đa phần thì những người bị u xơ thấy không đau. Nhiều người không nhận ra sự thay đổi khi khối u xuất hiện đến khi sờ thấy khối u khi đang tắm hay khi tự khám vú.

Tuy nhiên thì đau vú hay không còn phụ thuộc vào độ nhạy cảm của vú bạn. Chẳng hạn như trước đây khi chưa có khối u xơ trong vú, mỗi lần đến kỳ kinh bạn có cảm giác đau và căng cứng vú thì với khi bạn có u xơ trong vú thì việc đau vú này rất có thể có và sẽ biểu hiện đau rõ ràng hơn.

Trường hợp đau vú thường xảy ra khi:

  • Đau khó chịu ở vùng xuất hiện cục cứng trước kỳ kinh nguyệt và thuyên giảm sau khi kinh nguyệt kết thúc.
  • Khi khối u phát triển lớn, nó có tác động chèn ép các mô xung quanh khiến bạn bị đau xung quanh khối u.

4. Mức độ sưng, nổi cục liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Nếu bạn để ý sẽ thấy cục u sẽ tăng kích thước gây căng cứng vú trước khi chu kì kinh nguyệt xuất hiện và giảm dần sau khi hết kinh. Đó là do sự tăng giảm bất thường nội tiết tố trong thời gian kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến khối u xơ tuyến vú khiến nó trở lên lớn hơn nổi cục rõ hơn.

Cũng do yếu tố bất cân bằng nội tiết tố, khối u xơ cũng có xu hướng tăng kích thước trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú- (các giai đoạn này hormone sinh sản được sản xuất ở mức cao). Và khối u xơ có xu hướng nhỏ lại và biến mất trong giai đoạn mãn kinh-( giai đoạn các hormone sinh sản suy giảm).

Điều này cũng giải thích cho việc u xơ tuyến vú xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi sinh sản từ 30 – 40, hiếm gặp ở thời kì mãn kinh.

5. Vị trí xuất hiện khối u: góc phần tư phía trên bên ngoài

U xơ tuyến vú có thể xuất hiện đơn lẻ hay nhiều hơn 1 và có thể ở 1 hoặc cả 2 bầu ngực.

Mặc dù chúng có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trong vú, nhưng có thể có xu hướng nằm ở phần tư phía trên bên ngoài của vú tức vị trí 9 đến 12 h vú trái và vị trí 12 đến 3 h vú phải. Khi siêu âm bác sĩ cũng chia khoảng kim đồng hồ để mô tả vị trí khối u xuất hiện.

Dấu hiệu nhận biết u xơ tuyến vú là: sờ thấy khối u ở ngực: tròn hoặc bầu dục có đường viền rõ ràng, rắn không mềm, có thể di chuyển được (lẩn đi dưới da khi sờ vào). Đau hay nổi cục rõ rệt hơn khi đến ngày kinh nguyệt. Và vị trí xuất hiện khối u thường nhiều nhất ở góc phần tư phía trên bên ngoài của vú.

Cách phát hiện chính xác u xơ tuyến vú

Việc tự khám vú tại nhà chưa đủ để kết luận bạn bị u xơ tuyến vú hay chưa. Nếu qua việc tự khám vú tại nhà bạn phát hiện mình có khối u ở ngực hay có những dấu hiệu u xơ tuyến vú được đề cập ở mục trên bạn đừng quá lo lắng. Bạn cần phải đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám cũng như chỉ định một số xét nghiệm liên quan để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Việc thăm đoán chẩn đoán từ bác sĩ bao gồm: hỏi bệnh hỏi tiền sử các bệnh của bạn cũng như tiền sử bệnh liên quan đến vú hay buồng trứng của người thân để thăm dò trường hợp di truyền. Sau đó là các bước khám vú, cùng một loạt các xét nghiệm liên quan được chỉ định cụ thể:

Khám tổng thể

Bước ban đầu này bác sĩ thực hiện hỏi bệnh của bạn như một cuộc trò chuyện trao đổi về những bệnh mà bạn đã từng gặp, đang điều trị hay các loại thuốc mà bạn đang uống. Bác sĩ sẽ lưu ý hơn đến các loại thuốc tránh thai hay hormone. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp rõ ràng tên loại thuốc bạn đang uống.

Bác sĩ cũng cần bạn cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh của người nhà của bạn như bà, mẹ dì hay ai đó trong nhà đã từng bị bệnh về tuyến vú: u nang, u xơ tuyến vú hay bệnh liên quan đến buồng trứng: u xơ, u nang buồng trứng…

Bạn càng cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin thì sẽ giúp việc chẩn đoán của bác sĩ đúng hướng hơn.

Khám vú

Khám vú- thao tác sờ, nắn mô vú là bước tiếp theo để chẩn đoán u xơ tuyến vú. Nếu khối u là u xơ, khi sờ sẽ cảm thấy mịn, chắc và có độ cao su và có thể di chuyển nhẹ. Tuy nhiên, nếu một khối u nhỏ hoặc nằm sâu hơn trong mô vú, nó có thể bị bỏ sót trong quá trình kiểm tra này.

Bên cạnh thao tác sờ nắn thì nhìn quan sát bề mặt da hay núm vú cũng cần phải thực hiện. Bề mặt da ngực có thay đổi gì giữa các vùng khác nhau trên vú, độ cân bằng giữa hai vú như nào, hay núm vú ở trạng thái bình thường có tiết dịch không, khi có tác động ấn núm vú có tiết dịch không.

Ở bước này bạn có thể nói rõ với bác sĩ về vị trí bạn đã sờ thấy cục u mà bạn đã thực hiện tại nhà. Ghi nhớ vị trí và trình bày với bác sĩ cụ thể và đầy đủ nhất về sự xuất hiện của khối u như: thấy khi nào, có đau không, có thấy sự thay đổi của khối u khi kinh nguyệt đến không.

Xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh được chỉ định ở bước tiếp theo để làm rõ và xác định các đặc điểm bất thường trong mô vú.

Siêu âm là xét nghiệm hình ảnh được chỉ định phổ biến nhất. Qua hình ảnh siêu âm có thể phát hiện vị trí, kích thước của khối u xơ, đồng thời cũng có thể phát hiện thêm các bất thường khác. Các cục xơ nhỏ hơn, hay u nang hoặc vôi hóa ở trường hợp u xơ phức tạp sẽ được phát hiện trong quá trình kiểm tra này. Chụp X quang tuyến vú cũng có thể được thực hiện.

Sinh thiết

Nếu có nghi ngờ khối u không khải lành tính thì chỉ định sinh thiết sẽ được thực hiện. Với những hình ảnh rõ nét qua siêu âm bác sĩ biết về tính chất khối u xơ và không có yếu tố di truyền liên quan thì chỉ định sinh là không cần thiết.

Ở bước này, bác sĩ lấy một mẫu mô nhỏ từ khối u xơ bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết lõi. Mẫu này được lấy để nghiên cứu các đặc điểm mô học hoặc các đặc điểm của tế bào dưới kính hiển vi để đưa ra chẩn đoán có liên quan đến ung thư vú hay không. Đôi khi, sinh thiết được thực hiện sau khi khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ.

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ u xơ tuyến vú, tốt nhất nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh.

U xơ tuyến vú rất phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh. Việc bạn phát hiện ra một khối u ở vú có thể đáng báo động, nhưng nếu kết quả xét nghiệm của bạn xác nhận rằng khối u đó là u xơ tuyến vú thì bạn cũng không phải quá lo lắng. Khối u xơ thường chỉ định để nguyên theo dõi mà không có tác động như phẫu thuật cắt bỏ, hay điều trị không xâm lấn với phương pháp tiên tiến.

Nếu bạn đã được khuyên nên để nguyên khối u, bạn vẫn cần phải đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm hoặc hai lần một năm để theo dõi tình trạng của khối u. Việc phát triển lớn hơn hoặc co lại theo thời gian là điều bình thường đối với một khối u xơ tuyến vú. Điều này có liên quan đáng kể đến những thay đổi nội tiết tố. Vì vậy, nếu bạn mang thai hoặc mãn kinh, hãy mong đợi những thay đổi như sự biến mất hay nhỏ đi của khối u xơ của bạn.

Nhũ đan hỗ trợ điều trị và phòng ngừa u xơ tuyến vú hiệu quả

Bạn có thể lựa chọn phương pháp vừa tác động được lên khối u mà không cần phẫu thuật, vừa có thể ngăn ngừa tái phát. Đó là sử dụng Nhũ Đan trong hỗ trợ điều trị u xơ tuyến vú. Nhũ Đan với thảo dược 100% cùng cơ chế như sau:

  • Để tấn công được vào khối u, Bồ công anh và Khổ sâm bắc tác động mạnh và trực tiếp lên các tế bào u vú. Ngoài ra, DIM và MSM còn giúp giảm đau, tác động vào khối u xơ, làm giảm kích thước khối u. Kết hợp chúng với nhau sẽ giúp tăng hiệu quả giảm kích thước u xơ.
  • Để ngăn ngừa tái phát u vú, người ta chọn loại thảo dược có thể giúp cơ thể tự cân bằng nội tiết một cách tự nhiên. Hiện nay Trinh nữ Châu Âu là một trong số ít loại dược liệu có khả năng cân bằng estrogen và progesterone theo hướng giúp giảm kích thước u xơ tuyến vú.

Phương pháp kết hợp các thảo dược này với nhau có thể kiểm soát u xơ tuyến vú rất tốt. Khắc phục được những hạn chế của các phương pháp điều trị hiện nay đang gặp phải.

Để tìm danh sách nhà thuốc có bán Nhũ Đan tại tỉnh thành của mình, bạn có thể ấn vào TẠI ĐÂY

Để được tư vấn về bệnh u tuyến vú và sản phẩm Nhũ Đan, vui lòng gọi về tổng đài 1800 1152 (miễn cước). Hoặc kết nối Zalo để được tư vấn:0968 053 352

 

Bài viết liên quan