Đau vú trái: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Vú là một trong những cơ quan quan trọng đối với người phụ nữ, chính vì thế dù chỉ là một cơn đau nhỏ tại ngực cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng nào đó. Vậy đau vú trái là gì? Có phải là hiện tượng của ung thư hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.

Đau vú trái là hiện tượng gì?

Đau vú có thể coi là một trong những hiệu tượng phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính, đặc biệt đối với những người còn đang trong độ tuổi sinh đẻ.

Đây là tình trạng khi cảm giác đau vùng xung quanh vú hoặc cơn đau ở bên trái gần nách, đau có thể đi kèm với cảm giác căng tức khó chịu, có thể sờ thấy hạch nhỏ. Cơn đau có thể diễn ra theo chu kỳ hoặc không theo bất kỳ một chu kỳ nào.

Mức độ đau từ nhẹ, vừa cho đến nặng, chỉ đau một thời gian hoặc dai dẳng không hết, thông thường cơn đau ngắn và không ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe.

Tuy nhiên nếu cảm giác đau tức đến mức khó chịu, không rõ nguyên nhân, cần tiến hành kiểm tra, thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân của đau vú trái có rất nhiều, không phải lúc nào cũng do ung thư hay các bệnh nguy hiểm khác, vì thế trước hết chị em phụ nữ khi phát hiện mình bị đau vú trái hoặc đau ngực trái không nên hoảng loạn hay sợ hãi.
Đau vú trái là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản

Phân loại của cảm giác đau vú trái?

Tùy vào cơn đau mà đau vú trái được chia làm 3 loại khác nhau: Theo chu kỳ, không theo chu kỳ, đau thành ngực:

Đau vú theo chu kỳ

Cơn đau sẽ lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, xuất hiện tăng dần khi càng gần kỳ kinh sau đó dần giảm bớt rồi không còn nữa, vú lúc này mềm hơn.

Đau vú theo chu kỳ thường liên quan tới nội tiết tố trong cơ thể, xuất hiện chủ yếu trước khi tới kỳ kinh nguyệt khoảng 2 – 3 ngày. Do trong thời điểm này các mô vú nhạy cảm với sự thay đổi hormone tuyến sinh dục, đặc biệt là progesterone và estrogen.

Cảm giác đau do chu kỳ thường đi kèm với căng tức ở toàn bầu ngực, 1 bên hoặc cả 2 bên, ngực trở nên nặng nề, sờ vào thấy sưng nhẹ, cứng ở ti. Cơn đau đôi khi có thể lan đến nách, bả vai.

Đối tượng chủ yếu là những phụ nữ đang trong thời kỳ sinh sản do quá trình điều tiết hormone trong quá trình rụng trứng.

Thường khi đến kỳ mãn kinh có thể không còn cảm giác đau này nữa, tuy nhiên nếu vẫn đang dùng thuốc nội tiết tố thì vẫn có thể bị.

Đau vú theo chu kỳ hầu hết thường không nguy hại cho cơ thể

Đau vú không theo chu kỳ

Cơn đau vú không theo chu kỳ có thể đau liên tục trong nhiều tháng liền mà không bớt hoặc hết rồi tái lại, đôi khi đau khi sờ vào. Không có sự liên hệ nào đối với các triệu chứng tiền chu kỳ kinh nguyệt.

Có thể đau chỉ một bên ngực hoặc cả 2 bên. Cảm giác đau vú bên trái gần nách hoặc một vị trí khác gần vú hay trên vú, đau như có kiến bò, bỏng rát, vừa đau vừa tức, đau lan xuống cánh tay, các vùng lân cận xung quanh vú, ấn mạnh vào thấy đau,…

Các triệu chứng khá tương tự như đau do chu kỳ kinh, tuy nhiên nếu như bạn sờ được hạch nhỏ, vú chảy mủ, bị bầm, lõm kèm với cơn đau. Điều đó khá là đáng lo ngại, có thể do ung thư gây nên.  

Đau ngoài vú

Nguyên nhân không phải do vú mà là một bộ phận khác bị đau, cơn đau lan tới vú nên có thể bị hiểu nhầm do vú có vấn đề. Tuy nhiên, tuyến vú được nằm trên thành ngực nên các vấn đề về ngực như các bệnh về tim, phổi cũng có thể làm cơn đau lan đến vú.

Nguyên nhân của hiện tượng đau vú trái

Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau vú trái thường gặp như:

  • Do hormone sinh dục: Các tế bào tuyến vú cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi hormone nội tiết, trong đó có estrogen và progesterone. Sự nhạy cảm đó làm cho tuyến vú trở nên căng tức, đau, cơn đau sẽ dần hết khi lượng hormone được cân bằng trở lại.
  • Dùng thuốc: thuốc tránh thai, nội tiết tố chứa nhiều hormone sinh dục, đôi khi sử dụng những loại thuốc này làm mất cân bằng hormone nội tiết tạm thời trong cơ thể, sự mất cân bằng đó làm cho tuyến vú trở nên nhạy cảm, gây đau.
  • Do bệnh về vú: Các bệnh về vú như u xơ, u nang hay ung thư vú,…tạo nên các khối u trong cơ thể, đôi khi khối u gây chèn ép các bộ phận còn lại nên gây đau, viêm. Nếu đau do bệnh lý cần có phương pháp điều trị dứt điểm thích hợp để hạn chế ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
  • Phẫu thuật ngực: Các cuộc phẫu thuật như nâng ngực, cắt bỏ khối u có thể gây nên các cơn đau hậu phẫu thường thấy do thuốc tê hết tác dụng.
  • Va đập vật lý: Té ngã, vận động mạch khi có kích thước ngực lớn làm đau ngực, cơn đau này dễ dàng hết, thường không nghiêm trọng đối với cơ thể.
  • Dùng áo ngực không đúng kích cỡ, bị chật làm cản trở dòng máu đến tế bào tuyến vú, đau do dùng áo sai kích cỡ thường kèm theo các vết hằn đỏ.
  • Đau ngoài ngực có thể một số nguyên nhân khác như: Cơ ở ngực bị kéo, viêm quanh xương sườn, sỏi mật hoặc đau thắt ngực do tim.
Ung thư vú là một trong những nguyên nhân của đau vú

Đau vú trái có phải mắc ung thư không?

Nhiều người tỏ ra lo lắng khi vú mình bị đau, cho rằng đó là một trong những triệu chứng của ung thư vú. Thực tế nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 2/3 phụ nữ hiện nay đã trải qua cảm giác vú bị đau, trong đó có đau vú trái.

Ung thư vú cũng cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây đau vú trái. Tuy nhiên đây chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân khác nhau nên chưa thể khẳng định được rằng đau vú trái là do mắc ung thư. Ngoài đau vú ra nếu người bệnh gặp các triệu chứng khác của ung thư vú như xuất hiện khối u ở ngực, thay đổi hình dạng vú, …thì cần đến ngay bệnh viện để tầm soát nguy cơ. ☛ Tham khảo thêm: “Triệu chứng của ung thư vú”

Đau vú trái tuyệt đối không được chủ quan, đặc biệt nếu cơn đau diễn ra dai dẳng, đau căng tức ảnh hưởng đến đời sống. Phải đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám, đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho mình.

Khi nào nên gặp bác sĩ để thăm khám ?

Nếu người bị đau vú thuộc một trong số trường hợp dưới đây, cần phải được thăm khám đúng cách sớm nhất:

  • Cơn đau làm người mắc khó chịu, căng tức làm ảnh hưởng đời sống.
  • Đau thường xuyên, đau dai dẳng, cơn đau tăng lên khi chạm hoặc ấn vào vị trí đau. Cơn đau ngày một tăng mà không có dấu hiệu suy giảm.
  • Khi sờ vào vú, kể cả nách, cảm giác có hạch, cục u bên trong, khối u có thể gây đau hoặc không đau.
  • Vùng vú bị đau có dấu hiệu sưng tấy đỏ, tiết dịch mủ từ núm hoặc vị trí khối u sờ được
Thăm khám thường xuyên là một trong những cách giúp phát hiện nguyên nhân đau vú

Cách giảm triệu chứng đau vú hiệu quả

Đau vú quả thật triệu chứng chẳng mấy dễ chịu, đặc biệt đối với cơ thể người phụ nữ. Trước hết cần xác định nguyên nhân gây đau vú do đâu mới có thể chữa trị một cách chính xác nhất.

Nếu đau theo chu kỳ kinh nguyệt, có thể coi đây như một phản ứng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu đau vú trái không theo một chu kỳ nào, đau bất thường, bạn cần có phương pháp điều trị chuẩn xác nhất, tránh nhầm lẫn gây nguy hại cơ thể.

Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống

  • Chế độ ăn: Giảm chất béo, đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm biến đổi gen, chế độ ăn lành mạnh đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhiều vitamin, chất xơ luôn là lựa chọn tốt đối với người phụ nữ
  • Massage, thể dục và thư giãn: Dù đã khám lâm sàng hay chưa, chị em phụ nữ vẫn nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, không nên lo lắng quá nhiều. Các bài tập massage nhẹ, thể dục mỗi ngày 30 phút luôn giúp cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt hạn chế các cơ đau vú.
  • Lựa chọn áo ngực phù hợp: Một chiếc áo ngực vừa vặn, không quá chật làm hạn chế lưu thông máu, bí bách hay một chiếc áo ngực quá rộng không đủ để nâng đỡ ngực có thể gây nên những nguy hại nhất định đối với tuyến vú.
Một chế độ ăn lành mạnh giúp hỗ trợ phòng tránh cơn đau vú

Sử dụng thuốc dưới hướng dẫn của bác sĩ

  • Thuốc giảm đau: NSAID (như ibuprofen) dạng kem, gel bôi hoặc viên hay Paracetamol có thể giảm được triệu chứng đau tức ngực.
  • Thuốc điều chỉnh nội tiết: Như Danazol hay Tamoxifen – Các thuốc này được chỉ định chủ yếu trong trường hợp đau nhiều, đau dai dẳng, dùng thuốc khi không còn sự lựa chọn nào khác hoặc nguyên nhân đau vú do rối loạn nội tiết tố.
Dù bạn sử dụng bất cứ một loại thuốc nào trong số các thuốc kể trên, hoặc những thuốc khác. Phải có sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ chuyên môn. 

Thông báo với bác sĩ loại thuốc đang sử dụng

Một số thuốc có tác dụng phụ lên vú, gây nên các cơn đau từ nhỏ đến vừa. Bạn nên tạm thời ngừng thuốc và thông báo đến bác sĩ điều trị để có phương hướng giải quyết tốt nhất.

Chườm ấm

Một chiếc khăn ấm đắp trên vùng ngực bị đau sẽ giảm đi phần nào cảm giác đau của ngực, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp giúp hạn chế cơn đau chứ không thể điều trị dứt điểm. Chỉ nên xem nó như một phương pháp hỗ trợ điều trị.

Nhũ Đan chấm dứt đau vú do u xơ – u nang gây ra!

Nhũ Đan là sản phẩm hỗ trợ trong điều trị u xơ – u nang tuyến vú. Nếu như việc khám lâm sàng phát hiện nguyên nhân của đau vú trái do khối u lành tính thì có thể sử dụng Nhũ Đan như một phương pháp hỗ trợ trong giảm kích thước khối u.

Sử dụng Nhũ Đan khi nguyên nhân đau vú là u xơ – u nang tuyến vú

Thành phần của Nhũ Đan được chiết suất từ những dược chất hoàn toàn tự nhiên như Chasterberry (trinh nữ Châu Âu), bồ công anh, khổ sâm bắc,…Đã được nghiên cứu thực nghiệm trong điều trị khối u xơ – u nang lành tính. Các dược chất tác dụng lên hệ thống tuyến tiết hormone, làm cân bằng lại lượng hormone đang rối loạn.

Các công trình nghiên cứu trên Chasterberry, bồ công anh đều cho thấy khả năng ức chế sự phát triển khối u lành tính, giảm kích thước khối u bằng cách đẩy nhanh tế bào lạ chế theo chu trình cơ thể.

Khi sử dụng Nhũ Đan, bạn có thể an tâm bởi sản phẩm gần như không có các tác dụng phụ trên cơ thể, an toàn. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ khi có ý định sử dụng.

Lời kết

Dù triệu chứng đau vú trái có do nguyên nhân nào đi nữa, một tinh thần luôn vui vẻ sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc điều trị, vì thế đừng hoảng sợ khi nhận được kết quả khám lâm sàng. Đồng thời, để có một cơ thể khỏe mạnh, hãy sống một lối sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cơ thể, đặc biệt đừng nên trốn tránh khi có các dấu hiệu bất thường.

Tham khảo

https://breastcancernow.org/sites/default/files/publications/pdf/bcc71_breast_pain_2018.pdf

Bài viết liên quan