Đau vú trễ kinh do đâu? – Cách khắc phục hiệu quả!

Đau vú, trễ kinh là một hiện tượng thường thấy đối với người phụ nữ, tuy nhiên chúng ta vẫn không nên xem thường nó vì rất có khả năng đây là một trong những triệu chứng những bệnh nguy hại đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân của đau vú, trễ kinh là gì? Cách khắc phục của nó như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.

Đau vú, trễ kinh là hiện tượng như thế nào ?

Đau vú là hiện tượng khi vú trở nên căng tức trên bầu ngực, cơn đau có thể xuất hiện khi sờ vào ngực hoặc không cần chạm vào mà vú vẫn đau, đây là một trong những hiện tượng thường thấy nhất của nữ giới với nhiều các nguyên nhân khác nhau.

Triệu chứng có thể thỉnh thoảng xuất hiện trên bầu ngực hoặc thường xuyên gây đau, đôi khi có thể sờ thấy hạch, cục u khiến người phụ nữ khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng đau vú gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Trễ kinh (hay còn gọi là chậm kinh, kinh nguyệt không đều) là hiện tượng khi cơ thể phụ nữ đến thời kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt.

Thông thường mỗi chu kỳ kinh đều tương ứng với 1 tháng và thường kéo dài từ 3 – 7 ngày, nhưng khi trễ kinh, cơ thể qua tối thiểu 5 ngày của chu kỳ nhưng vẫn chưa hành kinh nguyệt.

Hiện tượng đau vú trễ kinh tuy không hiếm gặp nhưng người bệnh cũng không được chủ quan do đây có thể là một trong những triệu chứng của các bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguyên nhân của tình trạng đau vú trễ kinh là gì?

Đau vú trễ kinh không phải là một hiện tượng hiếm thấy hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng không phải lúc nào đây cũng là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm.

Đau vú trễ kinh có thể diễn ra theo chu kỳ hoặc không theo một chu kỳ nào cả, có lúc tình trạng chỉ diễn ra một lần do cơ thể có 1 tác động nào đó như stress, chế độ ăn uống không khoa học làm rối loạn nội tiết tạm thời…

Một số nguyên nhân của đau vú trễ kinh có thể kể đến như:

Rối loạn nội tiết

Quá trình hành kinh có sự liên hệ mất thiết đối với nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt 2 loại nội tiết tố liên quan trực tiếp là Progesterone và Estrogen.

Hormone Progesterone giúp cho nội mạc tử cung dày lên, khi cơ thể giảm lượng Progesterone, nội mạc sẽ bong ra gây hiện tượng kinh nguyệt, nếu như có sự rối loạn đối với hormone nội tiết này thì kinh nguyệt trong cơ thể cũng sẽ bị rối loạn theo.

Các bất thường đối với vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng đều dẫn đến đau vú trễ kinh

Thông thường, hiện tượng đau căng tức vú sẽ xuất hiện trước các kỳ kinh nguyệt khoảng 1 – 2 ngày, do các tuyến vú có sự nhạy cảm với sự tăng lượng hormone Progesterone. Tuy nhiên khi kỳ kinh nguyệt qua đi, vú trong thời điểm này lại mềm xuống, không còn gây đau nữa.

Đau vú có thể do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Trong thời kỳ dậy thì

Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ thể nên hormon sinh dục vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn, điều đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như làm cơ thể có những thay đổi đặc biệt, một trong số đó là hiện tượng đau tức ngực trong một thời gian ngắn do tuyến vú chịu kích thích bởi hormone.

Sự trễ kinh ở tuổi dậy thì có thể còn có thêm sự thay đổi trong lượng máu kinh, lượng máu có thể ít hoặc nhiều hơn bình thường, nếu kinh nguyệt kéo dài trong nhiều ngày thì được gọi là rong kinh.

Đôi khi, phải tới 2 – 3 tháng hoặc nửa năm mới có chu kỳ 1 lần. Nếu rong kinh, cần đến gặp bác sĩ để có phương hướng điều trị tốt nhất.

Hiện tượng đau ngực trễ kinh còn có các hiện tượng đi kèm theo như nôn, đau lưng, đau chân, mệt mỏi, ngất,…Đây là tình trạng khá bình thường, tình trạng này sẽ dần biến mất khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Song nếu cơn đau tức ngực diễn ra thường xuyên, quá trình trễ kinh kéo dài cũng cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám.

Dậy thì khiến ngực trở nên đau do tuyến vú phát triển

Thời kỳ mãn kinh

Sự thay đổi nội tiết khi đến thời kỳ mãn kinh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên đau vú trễ kinh. Hầu hết phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh đều mắc phải nhưng gần như là không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Các sợi bọc tuyến vú nhạy cảm với hormone sinh dục nên khi có sự mất cân bằng hormone khi đến tuổi mãn kinh sẽ làm cho tuyến vú bị đau tức, kinh nguyệt cũng không đều do hormone progesterone hoặc estrogen làm lớp niêm mạc bong không đúng theo chu kỳ.

Tuy nhiên, vẫn nên thường xuyên đi khám nếu cơn đau vú đi kèm các hạch nhỏ khi sờ phải để tránh mắc các bệnh về u tuyến vú.

Trễ kinh là một trong những dấu hiện thường thấy ở tiền mãn kinh

Dấu hiệu sớm của các bệnh phụ khoa, bệnh về tuyến vú

Nhiều bệnh về tuyến vú khi bệnh nhân xuất hiện các hiện tượng đau tức vú, trễ kinh như:

  • U xơ – u nang tuyến vú: Các cơn đau vú thường xuất hiện khi có sờ thấy các hạch nhỏ, có thể do mắc các dạng u vú như u xơ, u nang tuyến vú. Các khối u nang, u xơ thường không nguy hiểm nhiều, tuy nhiên đôi khi vẫn gây khó chịu cho người mắc.
  • Ung thư vú: Đau vú có lúc cũng là một trong những triệu chứng sớm của ung thư nên cần đi khám lâm sàng thường xuyên để điều trị kịp thời.
  • Các bệnh về phụ khoa: như u nang buồng trứng, u xơ buồng trứng cũng là một trong những nguyên nhân gây trễ kinh. Đi đôi với hiện tượng trễ kinh có thể có thêm các dấu hiệu như máu ra nhiều bất thường, ít bất thường, mùi hôi, màu sắc lạ. Cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

Một số bệnh tuyến vú như u xơ là nguyên nhân gây đau vú

Tác dụng phụ của một số thuốc

Một số thuốc ngừa thai, điều chỉnh nội tiết, thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần… có thể gây tác dụng phụ đau vú trễ kinh trên cơ thể.

Các thuốc thường tác dụng lên lượng hormone trên cơ thể nên thường làm gây ra các tác dụng phụ. Khi gặp trường hợp nguyên nhân do thuốc, cần dừng thuốc ngay và thông báo với bác sĩ để có hiệu chỉnh lại liều dùng hoặc điều trị bệnh theo hướng khác.

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ trên cơ thể như đau vú trễ kinh

Dấu hiệu sớm của mang thai

Bình thường lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho quá trình mang thai theo chu kỳ có sự hỗ trợ của hormone progesterone và estrogen, nếu không có sự thụ thai, tử cung bong ra được gọi là kinh nguyệt, nồng độ progesterone cũng giảm đi.

Tuy nhiên khi sự thụ thai được thực hiện, niêm mạc không bị bong mà vẫn giữ nguyên để làm lớp đệm cho noãn phát triển. Chính vì thế quá trình hành kinh sẽ không còn trong quá trình mang thai.

Trong thời kỳ này, sự thay đổi nội tiết cũng làm các tuyến vú nhạy cảm nên thường gây đau tức.

Mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây đau vú trễ kinh

Vì thế, hiện tượng đau vú trễ kinh có thể do quá trình mang thai, bạn nên sử dụng que thử thai để kiểm tra hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Làm sao để cải thiện tình trạng đau vú trễ kinh?

Nên ăn nhiều rau xanh trái cây để bảo vệ sức khỏe
  • Thay đổi lối sống lành mạnh hơn là một trong những cách giúp hạn chế các bệnh về phụ nữ.
  • Chế độ ăn cần hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
    • Bạn nên tránh các thực phẩm chứa nhiều hormone tăng trưởng, các thực phẩm biến đổi gen hiện nay nhiều công trình nghiên cứu cho rằng có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
    • Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, rượu bia, thức uống có cồn nếu sử dụng thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân. Không nên sử dụng thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử do khả năng gây ung thư cao.
    • Nên tăng cường các thực phẩm lành mạnh, ăn nhạt, hạn chế muối, một số thực phẩm nên bổ xung như rau xanh, củ, trái cây có nhiều màu sắc chứa nhiều flavonoid chống oxy hóa cơ thể.
    • Cần ăn đầy đủ dinh dưỡng, khi giảm cân, không nên giảm một cách đột ngột thiếu khoa học như nhịn ăn, vì có thể gây rối loạn nội tiết – một trong những nguyên nhân gây nên đau vú trễ kinh.
  • Khi vú bị đau, cần massage nhẹ nhàng, chườm ấm bằng khăn, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh hơn. Một số bài tập giảm cân cường độ lớn làm cơ thể không thích nghi kịp có thể gây đau nên cần hạn chế.
  • Cần giữ tinh thần một cách thoải mái, nghe các bản nhạc nhẹ nhàng, phù hợp với bản thân để thư giãn. Stress cũng gây nên tình trạng rối loạn nội tiết cơ thể nên cần khắc phục.
  • Nên vệ sinh vùng kín một cách nhẹ nhàng, không nên thụt tháo mạnh. Khi mặc áo ngực cần lựa chọn size thích hợp, không nên chọn loại áo quá chật, hạn chế sự lưu thông của máu.

Đau vú trễ kinh khi nào cần gặp bác sĩ?

Việc gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân là cần thiết để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Bạn cần khám lâm sàng trong các trường hợp như:

  • Đau vú, trễ kinh trong một thời gian dài mà không thuyên giảm
  • Có thêm các dấu hiệu khác như vú chảy mủ, đỏ, viêm; kinh nguyệt trễ đi kèm với viêm âm đạo, máu kinh ra nhiều hoặc quá ít, có màu sắc lạ
  • Sử dụng thuốc giảm đau nhưng không thuyên giảm
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, đặc biệt gây đau đớn, căng tức nhiều cho ngực

Bạn không cần quá lo lắng hay e ngại trong vấn đề kiểm tra vì không phải lúc nào đây cũng là triệu chứng của ung thư hay các bệnh khó điều trị.

Nên thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn để có hướng điều trị tốt nhất

Sử dụng Nhũ Đan nếu đau vú trễ kinh do u vú gây ra!

Nếu như việc khám lâm sàng phát hiện đau vú do u xơ u nang, có thể sử dụng sản phẩm Nhũ Đan để hỗ trợ trong việc thu nhỏ khối u, dự phòng sau khi phẫu thuật cắt bỏ. Giúp hỗ trợ nội tiết ổn định hơn, từ đó giảm tình trạng trễ kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Đây là một thực phẩm chức năng được TX.BS Hoàng Xuân Ba – Giảng viên Đại học California, chuyên gia đầu ngành về ung thư Việt Nam và Hoa Kỳ nghiên cứu.

Các chiết xuất thiên nhiên trong đó thành phần Chasster berry (trinh nữ Châu Âu) giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng do rối loạn hormone gây nên, trong đó có đau vú trễ kinh, phòng ngừa tình trạng tái phát trở lại.

Sản phẩm Nhũ Đan giúp cân bằng nội tiết tố

Đặc biệt sản phẩm Nhũ Đan với chiết xuất thiên nhiên nên ít gây các tác dụng phụ, khi ngừng sử dụng sản phẩm sau liệu trình điều trị, cơ thể không rối loạn nội tiết trở lại mà vẫn giữ ở mức ổn định. Giúp hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị u xơ u nang tuyến vú.

Để tìm điểm bán Nhũ Đan trên toàn quốc vui lòng “XEM TẠI ĐÂY”

Để đặt hàng online giao hàng tận nhà với giá niêm yết “BẤM VÀO ĐÂY”

Lời kết

Đau vú trễ kinh tuy là một hiện tượng phổ biến, được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng không phải lúc nào cũng xuất phát từ những bệnh mãn tính. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên thường xuyên theo dõi cơ thể, có lối sống lành mạnh, thăm khám thường xuyên để phát hiện bệnh.

Tham khảo:

http://vienyhocungdung.vn/dau-hieu-cham-kinh-nguyet-va-mang-thai-khac-nhau-the-nao-20151222085200391.htm

https://www.healthline.com/health/breast-pain

https://www.healthline.com/health/womens-health/why-is-my-period-late#low-body-weight

Bài viết liên quan