Tiểu phẫu bướu sợi tuyến vú – Những điều cần lưu ý!

Tiểu phẫu bướu sợi tuyến vú là ca phẫu thuật tương đối nhỏ không cần phải quá lo lắng. Bạn cần phải làm gì khi được chỉ định tiểu phẫu bướu sợi tuyến vú. Hãy tìm hiểu thêm thông tin từ bài viết này.

Tiểu phẫu bướu sợi tuyến là gì?

Tiểu phẫu bướu sợi tuyến vú là thủ thuật giúp loại bỏ khối bướu sợi tuyến được thực hiện với các khối bướu sợi đơn giản, kích thước không quá to nhằm cải thiện nhanh các triệu chứng không mong muốn do bướu sợi gây ra. Tiểu phẫu này không cần gây mê mà chỉ cần gây tê tại chỗ.

Những trường hợp bướu sợi phức tạp, bướu sợi to- bướu sợi tuyến khổng lồ thì phải thực hiện phẫu thuật thông thường. Bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu hay phẫu thuật đối với bướu sợi tuyến vú tùy vào tính chất, kích thước của khối bướu sợi.

Trường hợp sử dụng kĩ thuật sinh thiết cắt bỏ có hỗ trợ chân không để loại bỏ khối bướu sợi cũng được gọi là một ca tiểu phẫu bướu sợi tuyến. Thay vì là mổ bóc tách thì bác sĩ sẽ sử dụng một kim nhỏ và rỗng để dẫn lưu chất lỏng từ khối bướu sợi ra ngoài.

☛ Để rõ hơn bạn nên tham khảo bài viết: Cách phát hiện và điều trị Bướu sợi tuyến vú

Khi nào cần tiểu phẫu bướu sợi tuyến vú?

Một số chị em cảm thấy tự ti khi khối u phát triển lớn làm biến đổi hình dạng vú (Ảnh minh họa)

Nếu người bệnh không có các triệu chứng của bướu sợi vú hoặc các triệu chứng của bạn là nhẹ và không ảnh hưởng đến cuộc sống thì không cần điều trị. Nhưng các trường hợp bị đau dữ dội hoặc bướu sợi lớn, đau đớn thì người bệnh sẽ cần phải thực hiện tiểu phẫu hay thực hiện phẫu thuật.

Việc loại bỏ bướu sợi tuyến vú bằng cách tiểu phẫu hay phẫu thuật cần được xác định dựa vào các kết quả chẩn đoán bao gồm:

  • Khám lâm sàng
  • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, chụp X quang vú…
  • Chọc hút tế bào

Trường hợp phải tiểu phẫu là khi:

  • Khối bướu sợi vú lớn hơn 3cm hoặc gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiểu phẫu
  • Các bướu sợi lành tính hoặc nguy cơ thoái triển xấu dẫn đến ung thư
  • Người bệnh có nguyện vọng được phẫu thuật bóc tách bướu sợi.

Trường hợp không được tiểu phẫu:

  • Khi có ít nhất một trong ba yếu tố nghi ngờ ung thư: lâm sàng và/hoặc chẩn đoán hình ảnh và/hoặc chọc hút tế bào.
  • Đang mắc các bệnh cấp tính khác: bệnh về tim, bệnh về gan… hoặc mắc các bệnh rối loạn đông máu, máu khó đông… sẽ làm nặng thêm các bệnh cũ hoặc đe dọa tính mạng của người bệnh…
  • Dị ứng với các thuốc gây tê, gây mê…
  • Khối bướu sợi lớn (>5) và phức tạp: Độ phức tạp cao, thời gian thực hiện lâu hơn, cần phải thực hiện như một ca phẫu thuật thông thường, gây mê toàn thân để đảm bảo an toàn.

☛ Cần thêm thông tin: Bướu sợi tuyến vú có cần mổ không?

Chuẩn bị những gì trước khi tiểu phẫu bướu sợi tuyến?

Dù là tiểu phẫu nhưng bạn vẫn cần chuẩn bị các bước như:

Kí giấy cam kết mổ, làm hồ sơ bệnh án, làm các xét nghiệm cơ bản đánh giá toàn trạng cũng như loại trừ các bệnh phối hợp.

Vẫn cần 1 ê kip mổ đầy đủ bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ phụ mổ, dụng cụ tiểu phẫu chuyên khoa, dụng cụ sát khuẩn, thuốc sát khuẩn, thuốc gây tê, và được thực hiện tại phòng mổ có hệ thống cấp cứu tại chỗ.

Tiểu phẫu bướu sợi tuyến diễn ra thế nào?

Đối với tiểu phẫu thông thường

Mổ theo đường quầng vú, đôi khi là theo đường nan hoa- ảnh minh họa
  • Người bệnh nằm với tư thế nằm ngửa, để 2 tay xuôi theo cơ thể.
  • Sát trùng vùng cần thực hiện tiểu phẫu: như tiểu phẫu bướu sợi tuyến vú phải thì sát trùng vùng vú bên phải và rộng ra các vùng lân cận. Trải săng, toan vô trùng sau đó gây tê.
  • Thực hiện rạch da: Tùy theo vị trí khối bưới sợi mà bác sĩ sẽ thực hiện đường rạch da theo đường quầng vú hoặc nếp lằn vú để giữ thẩm mĩ. Đôi khi bác sĩ sẽ rạch da của người bệnh theo hình nan hoa.
  • Thực hiện bóc tách: Lấy gọn bướu sợi (cả vỏ) ra một cách nhẹ nhàng để tránh tổn thương tuyến vú và các mô lân cận.
  • Khâu phục hồi tuyến vú: cầm máu kĩ các tổ chức mô xung quanh bằng chỉ tự tiêu. Nếu diện bóc tách tuyến vú rộng có thể đặt dẫn lưu cho thoát dịch.
  • Khâu phục hồi lại da: khâu mũi rời hoặc luồn trong da bằng chỉ không tiêu đảm bảo thẩm mỹ (sau 1 tuần thì cắt chỉ).
  • Băng lại vết mổ.
  • Gửi bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh là bắt buộc đối với mọi bướu sợi (u xơ).

Đối với sinh thiết cắt bỏ có hỗ trợ hút chân không

Bạn có thể được chỉ định sinh thiết cắt bỏ có hỗ trợ hút chân không để lấy khối bướu sợi ra thay vì mổ bóc tách bên trên. Đây là cách thức để lấy khối bướu sợi nhỏ ra dưới gây tê tại chỗ mà không cần phẫu thuật có gây mê toàn thân.

Phương pháp này được thực hiện như sau: Sau khi tiêm thuốc gây tê tại chỗ, bác sĩ sẽ xác định vị trí khối bướu sợi và thực hiện vết rạch da. Một đầu dò rỗng có nối với dụng cụ hút chân không được đặt vào qua vết rạch. Bằng cách sử dụng hình ảnh siêu âm dẫn hướng, bướu sợi được hút chân không ra qua đầu dò vào ống chứa. Thực hiện hút u cho đến khi tất cả bướu sợi được lấy ra. Hiện nay phương pháp này được lựa chọn ưu tiên hơn, do ưu điểm xâm lấn tối thiểu: đỡ đau và sẹo nhỏ hơn nhiều so với mổ bóc tách.

Biến chứng rủi ro của tiểu phẫu bướu sợi tuyến

Biến chứng của tiểu phẫu bướu sợi tuyến vú thường không cao. Tuy nhiên trong số ít trường hợp, rủi ro có thể xảy ra như sau:

  • Chảy máu
  • Sưng tấy
  • Nhiễm trùng

Hãy liên hệ với bác sĩ khi gặp những biến chứng bất thường để có hỗ trợ kịp thời.

Sau tiểu phẫu bướu sợi tuyến cần phải làm gì?

Sau tiểu phẫu bạn cần được tiêm truyền đầy đủ dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh và thuốc chống phù nề. Thông thường là bạn sẽ được ra viện vào 3-5 ngày hôm sau với tiểu phẫu bướu sợi tuyến vú thông thường. Còn với sinh thiết cắt bỏ có hỗ trợ hút chân không bạn có thể ra viện ngay ngày hôm sau cùng với thuốc giảm đau kháng sinh dạng viên kê đơn mang về.

Vì ngực có cấu trúc mỡ lỏng lẻo nên bạn cần chú ý hơn về vận động sau tiểu phẫu kể cả khi đã được tháo băng. Cố gắng tránh bất kỳ hoạt động gắng sức nào hoặc nâng vật nặng trong ít nhất 24 – 48 giờ. Cố gắng giữ cho băng khô cho đến khi bạn tháo băng rút chỉ.

Loại bỏ bướu sợi thường không ảnh hưởng đến hình dạng của vú, nhưng có thể có một vết lõm nhẹ trên vú ở ví trí khối bướu sợi được lấy ra.

Bạn có thể thấy một số vết bầm tím điều này là bình thường. Nó sẽ biến mất sau một hoặc hai tuần.

Khả năng mắc lại bướu sợi tuyến sau phẫu thuật là có, bạn không nên chủ quan và phải thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe định kì như:

  • Tự kiểm tra vú thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Bạn có thể xem chi tiết hơn trong bài viết: Hướng dẫn tự kiểm tra vú tại nhà đơn giản
  • Bổ sung dinh dưỡng ăn uống đầy đủ chất để luôn có sức khỏe tốt
  • Hãy luôn thoải mái tâm lý
  • Tìm đến các thực phẩm, thảo dược tốt cho người bị bướu sợi tuyến để phòng ngừa sự phát triển cũng như tái phát của bệnh.

Nhũ Đan – thảo dược dành riêng cho người bị bướu sợi tuyến vú

Nhũ Đan là thành quả nghiên cứu của TS.BS Hoàng Xuân Ba, chuyên gia hàng đầu về ung thư tại Việt Nam và Mỹ, giảng viên tại Đại học Nam California. Nhũ Đan hiện đang là cứu cánh cho rất nhiều bệnh nhân bị u xơ tuyến vú (bướu sợi tuyến vú), u nang tuyến vú (xơ nang tuyến vú).

Sản phẩm Nhũ Đan hỗ trợ làm chậm sự phát triển của u xơ tuyến vú

Với công dụng như sau:

  • Hỗ trợ làm chậm sự phát triển của u xơ tuyến vú (bướu sợi tuyến vú).
  • Giúp làm giảm nguy cơ hình thành u xơ lành tính tuyến vú.

Đây là sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng cho những bệnh nhân đang và sau điều trị bướu sợi tuyến vú.

Để tìm hiểu nhà thuốc bán Nhũ Đan trên toàn quốc bạn có thể “XEM TẠI ĐÂY”

Hoặc bạn có thể đặt hàng online Nhũ Đan gia hàng tận nơi với giá niêm yết bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”

Bài viết liên quan