Tuyến vú phụ nữ: Giải phẫu, chức năng và các vấn đề thường gặp

Tuyến vú là một bộ phận quan trọng của cơ thể phụ nữ, nhưng không phải ai cũng biết và hiểu về tuyến vú.

Đặc điểm tuyến vú phụ nữ

Vị trí

Tuyến vú hay vú là một cơ quan chuyên biệt và tiến hóa cao, tồn tại thành từng cặp, mỗi vú nằm ở mỗi bên của thành ngực trước. Theo trục dọc của cơ thể, vú nằm ở vị trí giữa xương sườn 2 – 6 và theo trục trang, vú nằm giữa bờ xương ức với đường nách giữa. Toàn bộ tuyến vú được nâng đỡ bởi cơ ngực nông, cơ này có liên kết với cơ nông ở bụng, ngực được nâng đỡ bởi 2 cơ nông và cơ sâu ngực.

Cả nam và nữ đều có tuyến vú, nhưng nó phát triển tốt hơn ở nữ và thô sơ hơn ở nam.

Tuyến vú thuộc hệ sinh sản.

Kích thước

Trung bình vú có đường kính 10 – 12cm và có độ dày khoảng 5 – 7 cm ở vùng trung tâm.

Trọng lượng

Mặc dù có sự khác biệt giữa người này với người khác, nhưng mỗi tuyến vú thường nặng từ 500 đến 1000 gram.

Hình dạng

Hình dáng tuyến vú có thể thay đổi theo các giai đoạn khác nhau nhưng thường có dạng hình nón ở những phụ nữ trẻ chưa sinh sản và có xu hướng chảy xệ sau sinh sản. Khi già đi, tuyến vú cũng sẽ mất độ săn chắc và thay đổi hình dạng.

Đặc điểm giải phẫu tuyến vú

Tuyến vú được chia thành ba phần: da, nhu mô và lớp đệm. Trong đó:

Da. Da vú mỏng, bao gồm núm vú và quầng vú.

– Núm vú. Núm vú nổi lên trên quầng vú, có chứa các tuyến bã nhờn, các sợi cơ trơn tròn và dọc. Các cơ trơn này giúp núm vú cương lên khi được kích thích. Ngoài ra, núm vú còn có rất nhiều các dây thần kinh cảm giác, vì thế chúng rất nhạy cảm. Có khoảng 15 đến 20 ống dẫn sữa xuyên qua núm vú, có tác dụng dẫn sữa ra ngoài khi phụ nữ cho con bú.

Núm vú không chứa bất kỳ tuyến mồ hôi, chất béo và nang lông nào trên nó.

– Quầng vú. Quầng vú là vùng sắc tố nâu hồng sẫm bao xung quanh núm vú, có hình tròn và thường có đường kính khoảng 1,5 tới 3 cm. Quầng vú rất giàu các tuyến bã nhờn (tuyến Morgagni hay được gọi là các nốt sần của Montgomery trong thời kì mang thai) nằm ở rìa. Các tuyến này tiết ra chất nhờn có tác dụng ngăn ngừa nứt núm vú và quầng vú.

Quầng vú không có mỡ và lông.

Nhu mô. Nhu mô hay mô tuyến của vú (mô vú) nằm trên đầu các cơ của thành ngực. Mô vú được tạo thành từ các ống dẫn phân nhánh và các tiểu thùy. Có khoảng 15-20 tiểu thùy tập trung tại núm vú, các tiểu thùy này có đường kính khoảng 2mm, và trong mỗi thùy sẽ có các ống dẫn. Các ống dẫn được dẫn xuyên tâm tới núm vú, có tác dụng dẫn sữa. Nhưng trước khi đi vào núm vú, các ống dẫn sẽ mở rộng ra để tạo thành các xoang sữa có đường kính khoảng 5 – 8 cm dưới quầng vú, giúp dự trữ sữa. Có tất cả 5 tới 10 ống dẫn sữa mở ra dưới quầng vú.

Lớp đệm (mô đệm). Đây là khung nâng đỡ của vú xung quanh nhu mô. Chúng gồm mô đệm dạng sợi và mô mỡ.

– Mô đệm dạng sợi hay còn gọi là dây chằng Cooper. Có tác dụng nâng đỡ và treo tuyến vú khỏi cân ngực. Giúp duy trì tính toàn vẹn của cấu trúc vú.

Ở những bệnh nhân bị ung thư vú, các dây chằng này bị co rút lại, gây ra sự cứng của cơ quan và da trên đó nhăn lại. Cùng với tình trạng phù nề da, sự ngắn lại của các dây chằng làm phát sinh một tình trạng gọi là da vỏ cam.

– Mô mỡ. Mặc dù núm vú và quầng vú không có mỡ, nhưng phần lớn tuyến vú được cấu tạo từ các mô mỡ.

Cấu trúc của vú nam giới gần giống với vú phụ nữ, ngoại trừ mô vú nam giới thiếu các tiểu thùy chuyên biệt, vì vú nam giới không có nhu cầu sinh lý sản xuất sữa. Sự to lên bất thường của vú nam giới về mặt y học được gọi là nữ hóa tuyến vú.

Sự hình thành và phát triển của tuyến vú

Trước giai đoạn dậy thì, tuyến vú ở cả nam và nữ đều không khác nhau.

Cho tới khi dậy thì, dưới tác dụng của hormoneestrogen, tuyến vú ở các em gái bắt đầu phát triển và dần hình thành các mô, tuyến tạo nên sự khác biệt. Các mô tuyến sữa phát triển, nang vú nở rộng, vú bắt đầu có sự thay đổi về kích thước. Ở giai đoạn này, dù vú đã phát triển hoàn thiện nhưng vẫn ở dạng nghỉ và chưa bắt đầu hoạt động cho tới khi phụ nữ mang thai và sinh con sinh con.

Khi phụ nữ mang thai, các hormone estrogen, progesterone và prolactin gây ra sự tăng sinh của các tiểu thùy và ống dẫn trong vú. Trong đó, estrogen giúp tăng sinh các ống dẫn, progesterone giúp phát triển các phế nang, tiểu thùy, phân nhánh ống dẫn và mở rộng ống dẫn. Prolactin kích thích tạo lactogenesis hoặc sản xuất sữa.

Khi về già, lượng estrogen giảm gây hiện tượng teo các mô tuyến sữa, sự duy trì mô mỡ giảm xuống khiến tuyến vú teo nhỏ lại, ngực trông mềm và kém đầy đặn hơn.

Ở bất kỳ độ tuổi nào, ngực của chúng ta sẽ tăng hoặc giảm kích thước cùng với những thay đổi về trọng lượng. Bởi chúng chủ yếu được tạo thành từ các mô mỡ. Hình dạng và kết cấu của chúng cũng có thể thay đổi nếu bạn giảm hoặc tăng cân đáng kể.

Estrogen là hormone chính chịu trách nhiệm cho sự hình thành và phát triển của tuyến vú (Ảnh minh họa)

Chức năng

Tuyến vú gồm 2 chức năng chính:

  • Tiết ra sữa, giúp trẻ bú mẹ.
  • Đóng một vai trò thiết yếu trong đời sống tình dục nữ.

Ngoài ra, tuyến vú còn giúp phụ nữ có được sự quyến rũ, tạo nên vẻ đẹp nữ tính của phái nữ.

Các bệnh thường gặp ở tuyến vú phụ nữ

Tuyến vú phụ nữ chịu sự tác động của estrogen và liên tục duy trì sự phát triển nhất định. Tuy nhiên, vì sự nhạy cảm của vú với hormone này mà nó rất dễ gặp một số tình trạng do sự thay đổi estrogen gây ra. Bao gồm:

U xơ tuyến vú

Là một bệnh lí có nguyên nhân từ sự thay đổi nồng độ hormone estrogen. Bệnh u xơ tuyến vú thường gây nên các hiện tượng như sưng, da vú nhạy cảm, đau vú theo chu kì.

Xem thêm: Bệnh u xơ tuyến vú ở phụ nữ

U nang tuyến vú

U nang là những khối u mềm, có kích thước từ vài mm đến vài cm xuất hiện trong vú. Chúng hình thành do sự thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ.

U nang và u xơ vú là những loại u lành tính, thường không cần điều trị. Tuy nhiên, với những phụ nữ gặp phải các tình trạng này, chúng tôi khuyên bạn sử dụng thêm sản phẩm Nhũ Đan để hỗ trợ làm chậm sự phát triển và giảm kích thước u xơ, u nang tuyến vú.

Xem thêm: U nang tuyến vú là bệnh gì?

U diệp thể (u phyllodes vú)

U diệp thể là một loại khối u hiếm gặp và thường là lành tính. Ở giai đoạn đầu, khối u thường không có biểu hiện gì rõ nét, nhưng sau khoảng một thời gian, khối u sẽ bắt đầu phát triển và tăng sinh về kích thước, gây thay đổi kích thước khối vú nhanh chóng ảnh hưởng tới thẩm mỹ người bệnh.

Viêm vú

Viêm vú là một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở mô vú. Nó thường xảy ra ở phụ nữ đang cho con bú. Viêm vú là do vi khuẩn xâm nhập vào vú qua ống dẫn sữa hoặc vết nứt trên da. Các triệu chứng viêm vú bao gồm sưng vú, đau, mẩn đỏ, sốt và đau cơ giống như cảm cúm.

Ung thư vú

Ung thư vú xảy ra khi các tế bào trong mô vú phân chia và nhân lên một cách mất kiểm soát. Các tế bào ung thư nếu không được điều trị có thể xâm lấn các mô vú khỏe mạnh khác và có thể di chuyển đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay. Các hạch bạch huyết là con đường chính giúp các tế bào ung thư di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, gây ra một tình trạng gọi là ung thư vú di căn.

Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh ung thư vú

Ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong (Ảnh minh họa)

Làm gì để tuyến vú khỏe mạnh?

Duy trì cân nặng hợp lý

Ở những phụ nữ bị béo phì và thừa cân, các mô vú rất nhạy cảm với estrogen và tiếp xúc nhiều hơn với estrogen trong mô mỡ. Điều này có thể kích thích sự phát triển của các tế bào tuyến vú, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về vú.

Chính vì thế, bạn nên duy trì một cân nặng khỏe mạnh với BMI từ 18,5 đến 24,9, điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về vú mà còn giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạ.

Cách tính chỉ số BMI

Tập thể dục đều đặn

Phụ nữ hoạt động thể chất có nguy cơ mắc bệnh ở vú ít hơn 25% so với phụ nữ ít vận động. Nghiên cứu này cho thấy rằng tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường sức khỏe vú, bởi nó giúp tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa béo phì và giảm mức độ estrogen dư thừa.

Ngoài ra, tập thể dục cũng là một cách lành mạnh để bạn duy trì cân nặng phù hợp.

Vì thế, bạn hãy chọn cho mình một bộ môn yếu thích và chỉ cần tập luyện chúng 30 phút mỗi ngày và ít nhất 4-5ngày mỗi tuần là đủ.

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường sức khỏe vú (Ảnh minh họa)

Uống đủ nước và ăn lành mạnh, cân bằng

Về cơ bản, một chế độ ăn uống lành mạnh là bao gồm:

  • Trái cây, rau, các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt
  • Ăn ít nhất 400 g (tức năm phần) trái cây và rau mỗi ngày, không bao gồm khoai tây, khoai lang, sắn và các loại củ giàu tinh bột khác.
  • Ăn ít hơn 5 g muối (tương đương với khoảng một thìa cà phê) mỗi ngày
  • Tránh xa các loại đường và chất béo tinh chế.
  • Đừng quên uống đủ 2 tới 3 lít nước mỗi ngày.

Bạn cần ăn đa dạng các loại thức phẩm từ các nhóm thực phẩm theo khuyến nghị. Có thể tham khảo tháp dinh dưỡng cân đối dưới đây:

Người ta tin rằng một chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật, bao gồm cả các bệnh về vú. Hơn thế nữa, ăn uống lành mạnh cũng là một cách giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Hạn chế uống rượu

Phụ nữ uống nhiều hơn một ly đồ uống có cồn mỗi ngày có nguy cơ mắc các bệnh về vú, đặc biệt là ung thư vú cao hơn những phụ nữ không uống. Chính vì thế, bạn nên hạn chế uống rượu ở mức thấp nhất có thể.

Khám vú tại nhà

Định kỳ khám vú tại nhà giúp phát hiện sớm những bất thường ở vú. Việc phát hiện sớm này đồng nghĩa với việc bạn có thể kịp thời điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là với bệnh ung thư vú.

Để thực hiện khám vú tại nhà, bạn có thể tham khảo bài viết: Cách phát hiện u vú chính xác (có hình ảnh hướng dẫn chi tiết)

Tầm soát ung thư vú

Ngoài việc định kỳ khám vú tại nhà, việc khám sàng lọc thường xuyên cũng có thể giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh tiền ung thư và ung thư vú, trước khi chúng có cơ hội lây lan. Việc tầm soát được khuyến nghị như sau:

  • Phụ nữ từ 40 đến 44 tuổi nên bắt đầu tầm soát ung thư vú hàng năm bằng chụp X-quang vú.
  • Phụ nữ từ 45 đến 54 tuổi nên chụp nhũ ảnh hàng năm.
  • Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên nên chụp X-quang tuyến vú 2 năm một lần, hoặc có thể tiếp tục tầm soát hàng năm.

Tất cả phụ nữ cần nắm rõ những lợi ích, hạn chế và tác hại tiềm ẩn của việc tầm soát ung thư vú.

Tổng kết

Tuyến vú là một tuyến quan trọng thuộc hệ sinh sản ở phái nữ. Chúng có cấu trúc gồm 3 phần là da, nhu mô và mô đệm với chức năng chính là giúp tiết sữa mẹ để nuôi con. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, vú có thể gặp phải một số tình trạng như u nang, u xơ, viêm, ung thư,… Để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, bạn nên quan tâm đến sức khỏe của vú bằng cách chú ý đến những thay đổi ở cơ quan này và đi khám càng sớm càng tốt nếu thấy các biểu hiện bất thường.

Bài viết liên quan