Điều cần biết về u vú khi cho con bú!

Những năm gần đây tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc các bệnh về u vú ngày càng nhiều. Điều này mang đến nỗi lo lắng cho chị em,u vú lành tính không nguy hiểm và không làm tăng khả năng dẫn đến ung thư nhưng một phần nhỏ nào đó nó gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống. Nhất là mắc u vú khi cho con bú. Để hiểu thêm về căn bệnh u vú khi cho con bú mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để  trang bị kiến thức cho bản thân nếu bạn đang gặp bệnh lý này.

☛ Tìm hiểu trước: Bệnh u vú là gì?

Bệnh u vú cho con bú là gì?

Khi các tế bào vú tăng sinh quá mức kiểm soát và tập trung nên các khối u mà không có chức năng gì ta gọi bệnh lý đó là u tuyến vú. Đa số các bệnh lý về u vú lành tính, không tiến triển di căn thành ung thư nhưng cũng có thể gây một số vấn đề phiền phức cho người bệnh. Bệnh ung thư vú có nguyên nhân từ u xơ tuyến vú chuyển thành chiếm phần trăm rất thấp dưới 0,1%. Thường đối tượng dễ mắc nhất là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, cho con bú.

Người mắc u vú chắc hẳn không chỉ lo cho sức khỏe của bản thân mà còn mối quan tâm đặc biệt khác là không biết cho con bú thì có nguy hiểm cho con không.

Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu để đảm bảo sức đề kháng

Sữa mẹ luôn là nguồn sữa tốt nhất cho con, theo khuyến cáo của WHO nên nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đến 24 tháng sau sinh. Việc người mẹ cho con bú cũng giúp bảo vệ mẹ bởi nguy cơ ung thư vú.

Hiện nay, chưa có bằng chứng nào chứng minh u vú khi cho con bú thì có hại. Bạn vẫn có thể yên tâm cho con bú bình thường.

Loại u vú có thể xảy ra khi cho con bú?

U vú rất đa dạng, tùy vào tình trạng của mỗi người mà xếp vào các loại u vú khác nhau. Mỗi loại u vú lại có nguyên nhân và những ảnh hưởng riêng trong thời kì cho con bú. Dưới đây là 7 loại u vú được tìm thấy ở mẹ khi cho con bú:

Một số loại u vú thường gặp ở mẹ cho con bú

Tắc tia sữa/tắc ống dẫn sữa

Đây là tình trạng phổ biến rất hay gặp ở phụ nữ mới sinh và phụ nữ trong thời kì đang cho con bú. Trong quá tình cho con bú ngực sưng lên nóng đỏ và rất đau do tắc ống dẫn sữa. Nguyên nhân có thể do tâm lý sản phụ stress, chế độ ăn uống chưa hợp lý, cho con bú ít, không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến vi khuẩn xâm nhập qua đầu vú vào ống dẫn sữa.

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa gây tắc ống dẫn sữa

Tắc tia sữa nếu không xử lý kịp thời làm cho lượng sữa tiết ra bị ít đi, dẫn đến người mẹ ít sữa hoặc mất sữa, lâu dần gây nên bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú dẫn đến u xơ tuyến vú.

Cách tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để sớm điều trị triệt để, vắt sữa đúng cách, cho con bú thường xuyên để sữa được tiết ra đều, lấy hết sữa ra.

Viêm tuyến vú

Viêm vú là một bệnh nhiễm trùng, tình trạng viêm xảy ra ở một hay nhiều ống dẫn sữa ở vú. Khi bị viêm vú vùng xung quanh vú của bạn nóng, đỏ và rất đau tương tự như tắc tia sữa, tuy nhiên bạn có thể xuất hiện sốt kèm theo.

Viêm vú khiến ngực nóng đỏ gây khó chịu cho mẹ

Nguyên nhân gây viêm thường do cách cho con bú bị sai, làm sữa bị tắc lại ở ống dẫn gây viêm nhiễm. Môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển là khi sữa bị tắc và lắng lại gây nhiễm trùng. Ngoài ra nguyên nhân có thể đến từ phía vi khuẩn ở mũi họng trẻ đi vào qua vết nứt của núm vú theo vào ống dẫn sữa gây viêm.

Viêm vú thường hay xảy ra ở 6 đến 12 tuần đầu sau sinh nhưng cũng có thể xảy ra chậm hơn trong quá trình sau này khi cho con bú. Bạn nên đi bác sĩ thăm khám để tránh nhầm lẫn với viêm tắc sữa để được điều trị đúng cách.

Thông thường khi đã có nhiễm trùng bạn phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để chặn các cơn đau, tăng sức đề kháng bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước hơn.

Phụ nữ mắc bệnh viêm vú khi chỉ xảy ra ở mô vú mà không phải nhiễm trùng sữa vẫn có thể cho con bú và không nên ngừng cho bú.

☛ Chi tiết trong bài: Bệnh viêm tuyến vú

U nang tuyến vú

U nang tuyến vú thường không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và là bệnh thường gặp của phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Khối u thường có hình tròn, hình bầu dục với các cạnh khác nhau và khối u có chứa dịch có thể di chuyển được. Bác sĩ sẽ sinh thiết để xác định chắc chắn tính chất khối u.

Nội tiết tố estrogen thay đổi bất thường trong cơ thể làm xuất hiện các túi dịch trong vú. Đa số trường hợp bệnh không cần điều trị, chỉ khi khối u quá lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì cần làm phẫu thuật bóc tách.

Vậy u nang tuyến vú có ảnh hưởng đến việc cho con bú hay không? U nang vẫn cho trẻ bú được bình thường. Tuy nhiên khi khối u quá lớn gây chèn ép các ống dẫn sữa làm ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra. Sữa bị tắc nghẽn do u nang chèn ép có thể gây ra hiện tượng áp xe vú. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ sản khoa ngay lập tức để xử lý.

☛ Tham khảo chi tiết hơn trong nội dung bài viết: U nang tuyến vú – kiến thức cho chị em phụ nữ

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú không gây đau, khối u chắc có thể di động dưới da tròn đều hoặc hình trứng. Chính vì nó không gây đau nên đôi khi dễ bị bỏ qua. U xơ tuyến vú là khối lành tính và không làm tăng khả năng ung thư. Loại u này gây sưng và dầy lên trước kì kinh, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày.

Khối u xơ tròn đều hoặc hình trứng có thể di động dưới da nhưng thường không đau

Nếu bạn có chức năng buồng trứng mạnh nhưng cơ thể lại điều tiết không đúng như bình thường sẽ dẫn đến bệnh u xơ tuyến vú cơ thể có hiện tượng bài tiết rõ rệt tế bào.Khối u xơ sẽ lớn nhanh khi sự tiết tế bào hình thành xốp tuyến, bệnh lý này hay gặp nhất trong thời gian mang thai và cho con bú.

Đa số u xơ tuyến vú không nguy hiểm, không cần điều trị chỉ cần theo dõi định kì, trừ trường hợp khối u tăng kích thước, đau nhức gây khó chịu nên can thiệp phẫu thuật. Vì vậy bạn không cần lo lắng khi cho con bú mà mắc phải bệnh lý này. Trẻ vẫn có thể bú mẹ bình thường và không ảnh hưởng đến con.

☛  Đọc chi tiết với bài viết: U xơ tuyến vú – nguyên nhân và giải pháp

Lipomas( Khối u dưới da)

Lipomas là một khối u mỡ, phát triển chậm, nó thường nằm giữa da và lớp cơ bên dưới. u mỡ vô hại, cảm giác nhão thường không mềm, di chuyển dễ dàng. Hầu như u mỡ không cần điều trị.

Khối u mỡ dưới da không nguy hiểm nên không quá ảnh hưởng tới người mẹ

Bạn không cần quá lo lắng nếu đang mắc phải loại u mỡ trong thời kì cho con bú, bởi nó hoàn toàn vô hại. Chỉ phải xử lý khi khối u quá lớn làm bạn đau đớn, khó chịu, hoặc kích thước chúng tăng nhanh. Nghĩa là bạn vẫn cho con bú bình thường mà không gây ảnh hưởng đến em bé.

Ổ tụ máu

Khi bị ổ tụ máu khu vực xung quanh khối u thường gây cảm giác đau đớn, nó có thể sưng hoặc đỏ, nếu máu ở gần da, da có thể bị đổi màu hoặc tím. Ổ tụ máu xuất hiện do máu tập trung dưới da khi chấn thương hoặc phẫu thuật.

Việc cho con bú sẽ không gây đau đớn và chảy máu, nguyên nhân của việc này có thể do tư thế đặt bé bú không đúng cách dẫn đến bé bú không đúng cách. Bạn có thể thử các tư thế bú khác nhau để khắc phục điều này.

Ung thư vú

Theo một khảo sát ở phụ nữ Hoa Kì ung thư vú chiếm tỷ lệ cao thứ 2 sau ung thư da. Ung thư vú có thể xuất hiện dưới một khối u cứng, không đau và có viền rõ ràng. Cũng có thể xuất hiện sự thay đổi kích thước, hình dạng hoặc vẻ bề ngoài của vú.

Ung thư vú chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp trong độ tuổi sinh sản

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, cho con bú là không cao, chỉ khoảng 3%, tuy nhiên vẫn có trường hợp rủi ro mắc phải. Vậy nên khi có triệu chứng bất thường chúng ta nên đến bác sĩ tư vấn và kiểm tra sớm nhất.

Ung thư vú vẫn có thể cho con bú nếu bạn chưa phải điều trị bằng hóa chất, hóa trị. Trường hợp bạn bắt buộc phải điều trị các biện pháp này, vẫn có thể cho con bú sau trị liệu kết thúc 3-4 tháng ở bên vú không bị tổn thương và không có gì độc hại trong sữa. Vì vậy bạn có thể phần nào yên tâm là em bé của mình vẫn được bú sữa mẹ để phát triển tốt.

☛  Nếu bạn quan tâm về bệnh lý này hãy tham khảo bài viết: Ung thư vú – nỗi lo của chị em

Ảnh hưởng của u vú đến mẹ và trẻ sơ sinh như thế nào?

Tùy vào bạn đang gặp phải tình trạng u vú nào kể trên mà có một số ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên các căn bệnh về u vú gây khó chịu cho người mẹ nhiều hơn là ảnh hưởng tới bé, bé vẫn có thể bú mẹ dù mẹ có đang gặp các vấn đề đối với vú nêu trên. Dù vậy vẫn có một số ảnh hưởng nhỏ như sau:

  • Gây áp lực tâm lý cho mẹ, tress, nhiều bà mẹ có tâm lý yếu có hiện tượng trầm cảm sau sinh.
  • Người mẹ phải chịu mệt mỏi, nỗi đau nhức, cảm giác khó chịu, nhức nhối khi mắc các loại u vú trong thời kì cho con bú, nếu chủ quan không thăm khám sớm có thể dẫn đến các bệnh lý nặng hơn.
  • Việc phát hiện và điều trị u vú không kịp thời dẫn đến kích thước khối u lớn, phải phẫu thuật gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
  • Lượng sữa sản xuất ra cho con bú bị giảm đi, thậm chí mất sữa ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khả năng cung cấp đủ sữa cho bé.
  • Trong bệnh ung thư vú một thời gian dài trẻ không được bú sữa mẹ bắt buộc phải dùng sữa ngoài nếu người mẹ đang điều trị, khiến trẻ có sức đề kháng giảm đi so với hoặc bú sữa mẹ hoàn toàn.
Bạn không cần quá lo lắng vì hiện nay có rất nhiều loại sữa công thức đảm bảo cho trẻ sơ sinh khi mẹ không thể tiết sữa.

Cách điều trị u vú khi cho con bú

Đối với các bệnh lý u vú lành tính chúng không gây nguy hiểm nhưng lại gây bất tiện cho cả mẹ và bé trong thời kì nuôi con nhỏ. Điều trị sớm giúp bạn bớt lo lắng, có tâm lý thực sự thoải mái tốt cho cả mẹ và bé.

Hiện nay với các bệnh u vú lành tính trong thời kì cho con bú như: u xơ vú, u nang, lipomas dưới da hầu như không cần điều trị, bạn chỉ cần thăm khám, theo dõi thường xuyên kích thước khối u hoặc có thể dùng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ. Nếu kích thước tăng nhanh, khối u quá to, ảnh hưởng đến mẹ gây đau nhức khó chịu thì có thể làm phẫu thuật cắt bỏ.

Đối với tắc tia sữa/ tắc ống dẫn sữa, viêm vú, ổ tụ máu bạn có thể tham khảo một số cách để làm giảm ảnh hưởng của bệnh tới lượng sữa:

  • Thực tế việc cho con bú chính là cách tốt nhất để mẹ có thể lấy sữa ra. Nên bên cạnh việc điều trị, tiếp tục cho con bú và vắt sữa sẽ làm bệnh giảm nhanh hơn.
  •  Tình trạng viêm nhiễm sẽ được cải thiện nếu bạn vắt sữa đúng cách khi đó sẽ ngăn chặn được vi khuẩn tập hợp trong ống dẫn sữa
  • Hút bỏ sữa thừa ngay sau khi cho con bú.
  • Khi bị viêm vú, bạn cần phẫu thuật dẫn lưu mủ ngay lập tức nếu xuất hiện ổ áp xe( Có mủ), ổ áp xe sẽ làm cho bạn mệt mỏi và sốt cao không giảm.

Còn nếu bạn không may mắc ung thư vú, việc bạn có thể làm là tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Ngoài các biện pháp với bệnh riêng, hầu như bạn có thể tham khảo những cách dưới đây để hỗ trợ điều trị:

  • Chườm nóng: việc làm này giúp bạn lưu thông máu tốt hơn, sức ép của khối u lên vú cũng giảm, dẫn đến lượng sữa tiết ra được nhiều hơn.
  • Mát xa vú: mạch máu sẽ được làm ấm lên nên lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng dồn ứ và tắc tia sữa, hiệu quả tốt nhất là mát xa trước và sau khi cho con bú 10-15 phút.

Lưu ý cho con bú nếu bạn đang mắc u vú!

Một số lưu ý nhỏ dưới đây có thể khiến tình trạng bệnh của bạn không trở nên nghiêm trọng hơn, đảm bảo lượng sữa tốt hơn cho bé.

Chất béo khiến tình trạng khối u nang trở nên nghiêm trọng
  • Điều chỉnh chế độ ăn, hạn chế ăn nhiều chất béo. Chất béo là kẻ thù của các khối u nang, nó khiến các khối u nang to lên nhanh chóng và chèn ép lên các tuyến xung quanh.
  • Uống nhiều nước,nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ khi cho con bú để tránh các tác nhân gây viêm, khô nứt da, luôn rửa tay và vệ sinh sạch sẽ núm vú khi cho con bú.
  • Bạn không nên ngưng cho con bú đột ngột nên cai sữa dần sẽ tốt hơn cho mẹ và bé.
  • Giữ núm vú không bị nứt, nếu đầu vú bị nứt nên dùng miếng bảo vệ đầu vú.
  • Để bệnh chấm dứt hẳn bạn nên thường xuyên đến bác sĩ kiểm tra
  • Các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bạn được theo dõi tốt nhất khi bạn đi khám đúng hẹn với bác sĩ
  • Không tự ý dùng thuốc hoặc dừng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn

Một số lời khuyên của chuyên gia!

U vú lành tính trong thời kì cho con bú không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Việc sử dụng các sản phẩm thảo dược góp phần hỗ trợ điều trị bệnh một cách tốt nhất, tránh ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh.  Bạn có thể dùng các sản phẩm vắt sữa để tránh sữa bị tắc dẫn đến bệnh tiến triển.

Có thể dùng các sữa công thức ngoài đảm bảo cho con, nếu không thể cho con bú như sản phẩm similac eye-Q, sữa bột Frisolac gold 1,….. Trường hợp không cho con bú được mà vẫn muốn trẻ  dùng sữa mẹ có thể xin sữa của những bà mẹ cùng nuôi con bú.

Lời kết

Tóm lại bạn không cần quá lo lắng nếu đang bị u vú mà phải chăm sóc con bởi vì có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện tình trạng này mà vẫn đảm bảo con được bú sữa đầy đủ. Trên đây là toàn bộ thông tin sơ lược về bệnh u vú trong thời kì cho con bú. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ và trao đổi cùng chúng tôi.

Tài liệu tham khảo

1, https://www.gleneagles.com.sg/vi/healthplus/article/breast-lump-cancer

2, https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lipoma/symptoms-causes/syc-20374470

3, https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/breast-cancer/symptoms-causes/syc-20352470

Bài viết liên quan