Đau vú là một hiện tượng rất thường gặp ở chị em phụ nữ. Thông thường, đau vú dễ điều trị và không phải là vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau vú cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề y tế cần quan tâm. Bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về hiện tượng vú bị đau và khi nào cần lo lắng về vấn đề này.
Đặc điểm của tình trạng đau vú
Đau vú thường được mô tả là các cơn đau nhói, sắc, đau như đâm, đau rát hoặc căng tức, thắt chặt ở mô vú. Mức độ cơn đau nhức, vị trí đau và cách cảm nhận đau khác nhau ở mỗi người. Cơn đau có thể xảy ra ở toàn bộ hoặc chỉ một phần vú, đau một bên hoặc cả hai bên, đôi khi nó cũng có thể ảnh hưởng tới cả vùng nách.
Cơn đau vú được chia thành hai loại, dựa vào đặc điểm của chúng, đó là đau vú theo chu kì và đau vú không theo chu kì.
– Đau vú theo chu kì:
- Cơn đau xảy ra một cách đều đặn, theo tháng.
- Cơn đau có liên quan tới chu kì kinh nguyệt và sự thay đổi nồng độ hormone.
- Cơn đau tăng lên trước kì kinh khoảng 2 tuần sau đó giảm dần.
- Thường được mô tả là đau âm ỉ, nặng nề hoặc nhức nhối.
- Thường kèm theo sưng vú, đầy vú hoặc có cục ở vú
- Thường ảnh hưởng tới cả hai vú, đặc biệt là phần phía trên vú, phần ngoài vú và có thể lan ra dưới cánh tay.
- Thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 30 hoặc những người ở độ tuổi 40 chuyển sang thời kì mãn kinh.
– Đau vú không chu kỳ
- Là những cơn đau vú liên tục hoặc không liên tục, khó dự đoán thời gian xảy ra cơn đau.
- Không liên quan tới chu kì kinh nguyệt.
- Thường được mô tả là đau như đâm hoặc căng, rát ngực.
- Thường chỉ đau ở một bên vú, tại một khu vực khu trú, đôi khi cũng có thể lan rộng ra khắp vú
- Thường xảy ra sau khi mãn kinh ở phụ nữ.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp bạn có cảm giác đau vú như đang phát ra từ vú của bạn. Nhưng thực chất cơn đau tỏa ra từ một nơi khác, thường là thành ngực.
Gần 70% phụ nữ cho biết họ bị đau vú vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, nhưng chỉ khoảng 15% cần điều trị y tế.
Nguyên nhân thường gặp gây đau vú
U xơ tuyến vú
U xơ tuyến vú là hiện tượng trong vú xuất hiện một hoặc nhiều u cục rắn, không chứa dịch. Nó xảy ra phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (14 đến 35 tuổi) nhưng có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào.
U xơ tuyến vú thường không gây đau vú nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây ra đau vú theo chu kì. Cụ thể như sau: trước chu kì kinh khoảng 7-10 ngày, bạn có thể cảm nhận thấy khối u lớn hơn, ngực căng tức, đau và nhạy cảm hơn. Cơn đau vú thường kéo dài cho tới khi kì kinh đến hoặc có thể kéo dài tới hết chu kì kinh, sau đó giảm dần và biến mất cho tới kì kinh tiếp theo.
Xem thêm: Bệnh u xơ tuyến vú ở phụ nữ
U nang vú
U nang vú hình thành do sự tích tụ chất lỏng bên trong các tuyến của vú và thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 40. Chúng là những khối u mềm, chứa đầy chất lỏng, khi sờ vào bạn sẽ có cảm giác giống như một quả nho hoặc một quả bóng đầy nước. Đôi khi, u nang nằm phía sâu bên trong và được bao bọc bởi các mô, lúc này bạn có thể cảm nhận thấy u nang rắn chắc hơn. U nang vú có thể xảy ra ở một hoặc cả hai vú.
Tương tự nhu u xơ tuyến vú, u nang vú có thể trở nên lớn hơn, gây đau tức vú ngay trước kì kinh nguyệt.
Xem thêm: Bệnh u nang tuyến vú là gì?
Xơ nang vú
Xơ nang vú hay thay đổi về nang xơ là một tình trạng xảy ra do sự tích tụ của các u nang chứa đầy dịch cùng các mô xơ trong vú. Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 50 là những người thường gặp phải hiện tượng này.
Xơ nang vú có thể xảy ra ở một hoặc cả hai vú và có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau, phổ biến nhất là đau vú, căng tức và khó chịu. Khu vực vú bị ảnh hưởng có thể trở nên rất nhạy cảm khi chạm vào, đôi khi bạn còn cảm thấy cơn đau như bỏng rát. Cường độ về cơn đau có thể thay đổi trong tháng.
Sử dụng thuốc
Việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau vú. Đó thường là các loại thuốc:
- Ảnh hưởng đến kích thích tố sinh sản
- Phương pháp điều trị cho sức khỏe tâm thần
- Một số phương pháp điều trị tim mạch
Ví dụ về các loại thuốc này là: thuốc tránh thai nội tiết tố, các chế phẩm estrogen và progesterone, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần,…
Viêm vú
Viêm vú là một bệnh nhiễm trùng mô vú gây đau vú. Nguyên nhân nhiễm trùng là do vi khuẩn (thường từ miệng trẻ) xâm nhập vào ống dẫn sữa qua vết nứt trên vú. Chính vì thế, viêm vú thường gặp nhất là ở phụ nữ đang cho con bú.
Ngoài triệu chứng đau vú, viêm vú còn khiến vú trở nên nóng đỏ, sưng tấy, căng sữa, kèm theo đó là các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi.
Do chấn thương
Giống như bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, ngực cũng có thể bị thương. Điều này xảy ra do tai nạn, khi chơi thể thao hoặc do bị đâm. Hầu hết các chấn thương xảy ra ở vú đều gây ra đau đớn đáng kể, kèm theo đó có thể là hiện tượng bầm tím, sưng tấy mô vú. Cơn đau vú do chấn thương có thể kéo dài từ vài ngày tới vài tuần.
Phẫu thuật vú
Trải qua phẫu thuật vú cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau vú không theo chu kì. Ngay sau khi phẫu thuật, bạn có thể nhận thấy đau vú diễn ra dữ dội. Trong 2-3 tuần tiếp theo, bạn có thể cảm thấy đau nhức và sưng nhiều, kèm theo đó là cảm giác căng ở vùng vú. Sau khoảng 6 tháng, cơn đau có thể thuyên giảm và biến mất. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và khỏe hơn mỗi ngày.
Mặc áo ngực không đúng
Mặc một chiếc áo ngực quá chật hoặc quá lỏng có thể chèn ép lên bầu ngực hoặc làm bầu ngực không được nâng đỡ đúng cách, điều này dẫn tới đau vú và những cảm giác khó chịu ở vú.
Do mãn kinh
Trong thời kì chuyển tiếp mãn kinh, do sự thay đổi lên xuống bất thường của các hormone, bạn có thể gặp phải tình trạng đau vú. Khi chính thức mãn kinh (tức là bạn đã có 12 tháng liên tiếp không có kinh), cơn đau vú sẽ biến mất và không trở lại.
Viêm sụn sườn
Viêm sụn sườn hay viêm khớp sụn sườn là tình trạng viêm sụn kết nối xương sườn và xương ức. Nó không liên quan đến vú, nhưng có thể gây ra cảm giác đau rát, dễ nhầm lẫn với đau vú.
Ngoài viêm sụn sườn, viêm khớp ở cổ hoặc lưng trên cũng có thể dẫn đến đau, tê ở ngực.
Nữ hóa tuyến vú
Nữ hóa tuyến vú là một tình trạng gặp ở nam giới. Nó xảy ra do sự mất cân bằng của hormone estrogen và testosterone, dẫn đến gia tăng số lượng mô tuyến vú, làm tuyến vú ở nam giới bị phì đại, gây sưng, đau vú, đôi khi tiết dịch ở núm vú.
Đau vú có đáng lo không?
Như ta đã thấy ở trên, trong hầu hết các nguyên nhân, đau vú là kết quả của những thay đổi bình thường ở vú, do những nguyên nhân lành tính gây ra.
Trong các nguyên nhân trên, u xơ tuyến vú và u nang tuyến vú có thể là nguyên nhân khiến nhiều chị em lo lắng nhất, bởi nhắc đến khối u chúng ta có thể nghĩ tới ung thư vú. Thực tế không phải như vậy, u nang và u xơ vú là những tình trạng lành tính, không phải là ung thư và không tiến triển thành ung thư. Vì thế bạn không cần quá lo lắng nếu rơi vào trường hợp này.
Ngoài ra, đôi khi cơn đau vú ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh khiến họ mệt mỏi, uể oải, sinh hoạt bị đảo lộn hoặc một số tình trạng đau vú nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, đau vú là tình trạng có thể kiểm soát được và dễ dàng điều trị.
Mặc dù đau vú là phổ biến và là bình thường trong nhiều trường hợp, nhưng cũng có những lúc đau vú cần được chăm sóc y tế. Vì thế, bạn nên đi khám bác sĩ sớm nếu:
- Bị đau vú đột ngột
- Đau vú kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như tiết dịch núm vú
- Vú bị đau không theo chu kỳ (đau vú không trùng với chu kỳ kinh nguyệt)
- Đau vú không biến mất sau một hoặc hai chu kỳ kinh nguyệt
- Đau vú trở nên tồi tệ hơn
- Đau vú khiến bạn bị suy nhược, mệt mỏi nhiều.
- Đau vú không rõ nguyên nhân
- Đau vú kéo dài sau mãn kinh
Đau vú có phải là dấu hiệu của ung thư vú?
Đau vú khiến nhiều phụ nữ lo lắng rằng họ có thể bị ung thư. Tuy nhiên như đã nói ở trên, đau vú thường là tình trạng lành tính và không phải ung thư, nó rất hiếm khi là dấu hiệu của ung thư vú. Một phụ nữ có thể bị ung thư vú mà không hề hay biết, nó diễn ra âm thầm trong một khoảng thời gian và không gây ra bất kì triệu chứng nào. Đó là lý do tại sao tầm soát ung thư vú rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên chụp X-quang tuyến vú tầm soát hàng năm, bắt đầu từ tuổi 40 .
Nếu cơn đau kèm theo các triệu chứng khác như tiết dịch núm vú, vón cục, da dày lên, thay đổi kích thước, hình dạng hoặc thay đổi kết cấu, vẻ ngoài của da thì bạn nên sớm đi khám để được bác sĩ đánh giá và chẩn đoán cụ thể.
Khắc phục đau vú
Để khắc phục được các cơn đau vú, cần xác định được nguyên nhân cơ bản. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị này thường gồm:
Chế độ ăn
Một chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể giúp giảm đau vú. Nó thường bao gồm:
- Ăn một chế độ ăn uống ít chất béo
- Tăng lượng chất xơ
- Giảm caffeine và rượu
- Không hút thuốc
Mặc ngực vừa vặn
Hãy chọn cho mình một chiếc áo ngực vừa vặn và nâng đỡ tốt. Khi chơi thể thao, hãy chọn những chiếc áo ngực thể thao giúp định hình, nâng đỡ ngực.
Bạn có thể kiểm tra xem áo ngực có đúng với kích thước với mình hay không bằng cách:
- Kiểm tra xem dải áo ngực phía sau có thít vào quá chặt hay quá lỏng không?
- Có dễ dàng luôn ngón tay vào bên dưới dải áo ngực chỗ phần xương ức hay không?
Để chọn mua áo ngực đúng, bạn nên tìm hiểu cách chọn size áo ngực đúng theo một số bài viết trên các website uy tín hoặc có thể thử trực tiếp tại cửa hàng (một số cửa hàng áo ngực cho phép bạn thử áo ngực).
Sử dụng Nhũ Đan
Với những người gặp tình trạng u xơ, u nang tuyến vú đã được chẩn đoán chính xác, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm Nhũ Đan để giúp giảm đau vú, hỗ trợ làm chậm sự phát triển của u xơ, u nang tuyến vú và hạn chế tái phát u sau phẫu thuật.
Đây là sản phẩm được phát triển từ đề tài nghiên cứu về cây Trinh nữ châu Âu của TS. BS Hoàng Xuân Ba – một chuyên gia đầu ngành về huyết học, ung thư; đang làm việc tại Đại học Nam California (Mỹ).
Theo các kết quả nghiên cứu, Trinh nữ châu Âu hay Chaster berry giúp kìm hãm sự phát triển và teo nhỏ u xơ, u nang tuyến vú. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng nội tiết tố – nguyên nhân cốt lõi gây nên tình trạng u vú.
Song song với đó, Nhũ Đan còn được bổ sung thêm nhiều thành phần thảo dược khác, giúp công dụng của sản phẩm đạt được tối đa nhất.
Để tìm mua Nhũ Đan chính hãng, bạn BẤM VÀO ĐÂY
Thuốc men
Một số loại thuốc như Paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid cũng có thể giúp giảm đau vú, đặc biệt là đau vú không theo chu kỳ. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc dạng uống hoặc bôi, tùy thuộc vào tình trạng đau của bạn.
Trước khi sư dụng thuốc, bạn cần được đánh giá và nhận lời khuyên từ bác sĩ về liều lượng chính xác, thời gian sử dụng và bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra.
Phẫu thuật
Thông thường, đau vú không cần điều trị bằng phẫu thuật. Nhưng nếu bạn bị u vú với kích thước lớn, gây mất thẩm mỹ và có nhiều triệu chứng đau nhức khó chịu, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể. Phương pháp này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
Xem thêm: Mổ u vú cần biết những gì?
Tổng kết
Bị đau vú là hiện tượng thường gặp ở phái nữ, nó xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, các nguyên nhân này thường là lành tính và không có gì đáng lo ngại, rất hiếm khi đau vú là dấu hiệu của ung thư vú. Để khắc phục tình trạng đau vú, bạn có thể thử xem xét lại size áo ngực của mình, thay đổi chế độ ăn, các loại thuốc đang sử dụng. Nếu tình trạng không thuyên giảm, hãy đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.