Vú đau cứng và sưng to ra có nguy hiểm không? 

Bất kỳ dấu hiệu lạ nào ở vùng ngực đều khiến chị em không khỏi lo lắng. Tình trạng vú đau và căng cứng xuất hiện khá phổ biến ở nữ giới. Nhưng liệu có phải mọi trường hợp vú bị đau cứng và sưng to đều nguy hiểm?

Vú bị đau cứng và sưng khiến chị em lo lắng

Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta cần hiểu được nguyên nhân gây ra đau cứng vú là gì. Từ đó cũng sẽ giúp bạn biết cách điều trị và phòng tránh. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin cần thiết về triệu chứng đau sưng và căng cứng ngực.

1. Nguyên nhân gây đau sưng cứng vú

Có nhiều nguyên nhân khiến vú bị đau sưng, có thể xuất phát từ những thay đổi bên trong cơ thể hoặc do tác động từ yếu tố bên ngoài.

1.1. Nguyên nhân sinh lý

Những cơn đau sưng vú sinh lý thường liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormon trong một số thời kỳ sinh lý đặc biệt ở phụ nữ như:

Đau sưng vú theo chu kỳ kinh nguyệt: Trong những ngày đến kỳ kinh nguyệt, do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, kích thước ngực thường to hơn, đi kèm tình trạng đau, căng cứng ngực.

Những biến đổi sinh lý này là biểu hiện bình thường của cơ thể, không gây nguy hiểm gì. Tình trạng này không kéo dài và sẽ biến mất sau vài ngày khi hết kỳ hành kinh.

Phụ nữ thời kỳ mang thai: Trong giai đoạn này, dưới tác động của các hormon estrogen, progesteron và lactogen, ngực sẽ trở nên đầy đặn hơn. Tuyến sữa và ống dẫn sữa ngày càng phát triển hơn để chuẩn bị nguồn sữa cho em bé sau này.

Chính vì vậy, phụ nữ trong thai kỳ thường xuyên cảm thấy vú bị căng tức, đôi khi đau và hơi sưng to. Tuy nhiên đây đều là những thay đổi bình thường của cơ thể trong thai kỳ, nên chị em không cần phải lo lắng.

Phụ nữ giai đoạn cho con bú: Nếu lượng sữa tạo ra nhiều hơn so với nhu cầu bú của trẻ, các bà mẹ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngực căng cứng sữa, đau tức nhiều. Trong trường hợp tắc tia sữa, mức độ đau càng tăng hơn, vú dễ bị sưng viêm, đôi khi có thể xuất hiện chảy máu nếu không thông sữa đúng cách.

Thông thường, sau khoảng 1-2 tuần sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ tự điều chỉnh sự tiết sữa để phù hợp với nhu cầu bú của trẻ, làm giảm tình trạng căng cứng do nhiều sữa, hay tắc tia sữa.

Vú đau tức và căng cứng là biểu hiện thường gặp ở các bà bầu

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

Đây là nhóm nguyên nhân gây đau vú cần được lưu ý nhất, cần được theo dõi và thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn để có biện pháp xử trí thích hợp.

Viêm tuyến vú: Có thể vì một căn nguyên nào đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nhân lên và phát triển trong tuyến vú, tạo nên một tổ chức viêm ở vú (hay còn gọi là áp-xe vú). Biểu hiện thường gặp bao gồm vú sưng, tấy đỏ, đau và cứng, có thể kèm theo sốt và chảy dịch lạ. Tình trạng viêm vú phổ biến nhất ở phụ nữ đang cho con bú do tắc tia sữa gây nên.

U xơ, u nang tuyến vú: Đây là bệnh lý lành tính của tuyến vú, hầu như không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp u xơ này phát triển to hơn gây chèn ép lên mô vú khác sẽ gây cảm giác đau tức, khó chịu cho người bệnh.

Ung thư vú: Trong giai đoạn đầu của ung thư vú, đa số người bệnh đều không có cảm giác đau tức vùng ngực. Thường tình trạng đau sưng vú xuất hiện trong ung thư vú khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn hoặc có tình trạng hoại tử vùng ngực.

Vú đau và cứng có thể là biểu hiện của bệnh u xơ tuyến vú

1.3. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý hay sinh lý, tình trạng đau sưng vú có thể đến từ những yếu tố sau:

Do thuốc: Một số thuốc nội tiết như thuốc tránh thai, liệu pháp hormone thay thế HRT,… làm thay đổi lượng hormon trong cơ thể, có thể gây đau và căng tức ngực.

Mặc áo ngực quá chật hoặc quá rộng: Áo ngực là trợ thủ đắc lực của chị em trong việc nâng đỡ vùng ngực, giúp chị em thoải mái và tự tin hơn khi vận động.

Nếu  áo ngực quá chật so với kích thước ngực sẽ gây chèn ép thường xuyên lên vùng ngực, gây nên tình trạng đau tức ngực. Trường hợp áo ngực rộng sẽ không đảm bảo được tác dụng nâng đỡ ngực, lâu ngày cũng có thể dẫn đến đau ngực, ngực chảy xệ, đặc biệt với người có khuôn ngực lớn.

Va đập: Những cú va đập sẽ tác động một lực từ bên ngoài lên vùng ngực, tùy vào mức độ va chạm mà bạn sẽ cảm giác đau tức một chút hay ngực bị sưng đau do tổn thương mạnh.

Vận động mạnh hoặc tập thể thao quá sức vùng ngực: Rất nhiều bạn nữ lựa chọn luyện tập thể dục để cải thiện vóc dáng vòng 1 của mình. Tuy nhiên, nếu nóng vội tập luyện với cường độ cao, cơ thể chưa kịp thích nghi dễ dẫn đến tình trạng căng cứng cơ vùng ngực, gây đau nhức sau mỗi buổi tập và điều này không mang đến hiệu quả luyện tập như mong đợi.

Luyện tập với cường độ cao có thể gây căng cứng cơ ngực

2. Vú đau cứng và sưng to có nguy hiểm không?

Dựa vào những nguyên nhân gây nên tình trạng đau cứng vú, chúng ta có thể thấy rằng: Không phải mọi trường hợp vú bị sưng đau hay căng cứng đều là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh lý nào đó.

Những cơn đau vú thuộc vào nhóm đau theo chu kỳ sinh lý (thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú) hầu như không gây nguy hiểm gì và sẽ biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên chị em cũng không được chủ quan với những cơn đau sinh lý này.

Trong một số trường hợp, tình trạng đau ngực sinh lý có thể tiến triển thành bệnh lý đặc biệt là trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Giai đoạn đầu sau khi sinh, phụ nữ thường xuyên bị căng tức ngực vì sữa về cũng như tắc sữa.

Nếu tình trạng tắc tia sữa kéo dài và không được xử trí đúng cách sẽ dẫn đến viêm tuyến sữa, khiến vú bị đau nhức, sưng đỏ nhiều, nặng có thể dẫn đến bị áp-xe vú. Khi đã bị viêm do tắc sữa thì chị em phải gặp bác sĩ để biện pháp điều trị thích hợp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tắc tia sữa – tình trạng thường gặp ở phụ nữ giai đoạn cho con bú

Nếu sau khi loại trừ các nguyên nhân do va đập hay tập luyện thể dục, nhưng vú bị sưng đau, căng cứng kéo dài, không theo nhịp sinh lý, xuất hiện kèm các triệu chứng sau, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hay thay đổi bất thường của cơ thể:

  • Thay đổi hình dạng núm vú (núm vú bị tụt vào trong)
  • Vú chảy dịch lạ
  • Vùng vú bị sưng tấy đỏ, thay đổi màu da quanh vú
  • Xuất hiện u cục bất thường ở ngực
  • Sờ thấy hạch ở nách

Dù phát hiện ra các dấu hiệu bệnh lý đi kèm, bạn cũng không nên quá hoang mang. Một số bệnh lý có liên quan đến tình trạng đau sưng vú nhưng gần như không nguy hiểm gì đến tính mạng người bệnh, ví dụ bệnh u nang, u xơ tuyến vú. Hay với bệnh viêm tuyến vú hoàn toàn có thể điều trị được. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi cơ thể một cách thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường của cơ thể.

3. Cần làm gì khi bị đau sưng vú?

Với mỗi nguyên nhân và mức độ đau sưng vú chúng ta sẽ có cách xử trí khác nhau. Có những cơn đau vú bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà, cũng có trường hợp bắt buộc bạn phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

  • Trong trường hợp đau vú do sinh lý như thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hay căng cứng sữa giai đoạn cho con bú, bạn có áp các biện pháp massage vú nhẹ nhàng, chườm ấm để làm giảm tình trạng này.Đối với phụ nữ cho con bú, để hạn chế sự căng cứng sữa, tắc tia sữa các mẹ nên cho bé bú đều theo nhu cầu. Nếu sữa quá nhiều bạn nên vắt bớt để giảm sự căng tức ngực.
  • Nếu tình trạng đau ngực do tác dụng phụ của thuốc gây ra, bạn nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ để được cân nhắc thay đổi thuốc cho phù hợp.
  • Chị em nên chọn cỡ áo ngực thích hợp, chất liệu thoải mái, vận động với cường độ phù hợp để phòng tránh những cơn đau tức ngực không mong muốn.
  • Trường hợp vú bị đau sưng và có các biểu hiện của bệnh lý thì cần được thăm khám bởi bác sĩ để biết được chính xác bệnh lý đang gặp phải, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.Không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị hay chữa bệnh bằng cách đắp lá, bài thuốc không rõ nguồn gốc, có thể gây nhiễm trùng vùng vú, làm nặng hơn tình trạng hiện có.
Khi đau vú kết hợp cùng các triệu chứng bất thường khác, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám

4. Nhũ Đan giúp giảm đau sưng vú do u vú lành tính gây ra!

Trong trường hợp đã xác định được nguyên nhân đau vú là do bệnh u xơ, u nang tuyến vú lành tính, bạn có thể sử dụng thêm viên uống Nhũ Đan để hỗ trợ làm giảm kích thước khối u, giảm các tình trạng đau nhức, căng tức ngực do khối u gây nên.

Sản phẩm Nhũ Đan là sự kết hợp độc đáo giữa chiết xuất 3 loại thảo dược (Chaster berry, Bồ công anh, Khổ sâm bắc) cùng với các hoạt chất MSM, DIM. Cụ thể:

  • Chiết xuất Chasteberry và Diindolylmethane (DIM) tác động lên hệ nội tiết, giúp điều hòa, cân bằng hormone, phòng ngừa sự hình thành khối u mới.
  • Bồ công anh, Khổ sâm bắc và Methyl Sulfonyl Methane (MSM) có tác dụng chống viêm, ức chế sự phát triển của khối u, làm giảm kích thước khối u.
Viên uống Nhũ Đan có hỗ trợ làm giảm kích thước khối u, giảm đau trong trường hợp u xơ, u nang tuyến vú lành tính

Nhũ Đan hiện được phân phối tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nơi ở hoặc liên hệ hotline 1800 1152 để được tư vấn và hỗ trợ.

Để tìm hiểu nhà thuốc bán Nhũ Đan trên toàn quốc bạn có thể “XEM TẠI ĐÂY”

Hoặc bạn có thể đặt hàng online Nhũ Đan gia hàng tận nơi với giá niêm yết bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”

Lời kết

Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng vú bị đau cứng và sưng. Hiểu rõ nguyên nhân mà bản thân đang gặp phải sẽ giúp bạn có hướng xử trí phù hợp. Chúc bạn sức khỏe!

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/heavy-breasts

https://www.webmd.com/women/guide/why-do-my-breasts-hurt

https://www.medicalnewstoday.com/articles/boobs-feel-heavy-and-sore

Bài viết liên quan